Đi lên từ thất bại, GĐKD Phạm Thị Dung quyết tâm giúp các bà mẹ bỉm sữa có thu nhập ổn định

Đã từng kinh doanh thất bại, nếm trải những khó khăn và thái độ khinh miệt của mọi người nên mẹ bỉm sữa Phạm Thị Dung (Nam Định) hiểu, cảm thông với những khó khăn của các thành viên trong hệ thống. Chị luôn nỗ lực, cố gắng hết mình để giúp cho chị em có mức thu nhập ổn định, tự chủ về kinh tế.

Khởi nghiệp thất bại, thua lỗ hơn trăm triệu đồng

Kể lại câu chuyện khởi nghiệp của mình, trong ánh mắt của chị Phạm Thị Dung vẫn không giấu nổi những cảm xúc. Quá khứ dội về, những khó khăn, thất bại như hiển hiện trước mắt. Chị Dung kể: chị yêu thích kinh doanh nên luôn ấp ủ sẽ mở một cửa hàng để thỏa mãn niềm đam mê. Thời điểm chị ở nhà trông con, phần vì muốn kiếm thêm thu nhập, phần vì khao khát kinh doanh, chị Dung mở một cửa hàng quần áo. Mọi vốn liếng, tiền tiết kiệm của hai vợ chồng dồn hết vào hàng hóa và thuê mặt bằng. Số vốn không đủ, chị vay mượn thêm của anh em bạn bè.

Nhưng kinh doanh không phải là chuyện dễ và chỉ có ước mơ, khao khát là chưa đủ, bạn cần phải có kinh nghiệm và kiến thức. Do chưa có kinh nghiệm kinh doanh và kỹ năng bán hàng nên việc buôn bán của Dung không thuận lợi. Lượng hàng tồn đọng nhiều, cộng thêm việc quần áo có tính thời trang, tính xu thế, nếu không bán nhanh sẽ bị lỗi mốt, không có người mua. Cộng thêm con cái còn nhỏ nên càng ngày, việc kinh doanh của Dung càng đi vào bế tắc, những chi tiêu hàng ngày thâm hụt cả vào tiền vốn. Sau cùng chị bị phá sản, lỗ vốn hơn trăm triệu đồng.

Phạm Thị Dung và chồng.

Phạm Thị Dung và chồng.

Tổn thất trong lần kinh doanh đầu tiên quá nặng nề, bỗng dưng vợ chồng chị trở thành “con nợ”. Những người không hiểu trách chị là “ngựa non háu đá”, không biết gì cũng đua đòi kinh doanh, giờ mất tiền, mất của. Vốn là người mạnh mẽ, chị Dung bỏ ngoài tai tất cả những lời ra tiếng vào. Vì chị còn mối lo lắng lớn hơn, đó là sức khỏe. Sau khi sinh, do kiêng khem không cẩn thận, chị bị viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 2, dù đã chạy chữa bằng tây y nhiều lần nhưng không khỏi. Bất lực, chị dò hỏi các mẹ bỉm sữa và được mách sử dụng các sản phẩm của Đông y Lan Chi.

“Có bệnh phải vái tứ phương”, mấy lần dùng thuốc tây không khỏi nên chị Dung quyết định thử dùng các sản phẩm Đông y xem sao. Chị mua bộ ba: kén đặt Hồng Âm tiêu viêm Lan Chi, viên uống điều kinh Lan Chi và dung dịch vệ sinh phụ nữ Lan Chi. Tuần đầu sử dụng, chị đã cảm nhận được tính hiệu quả, cảm giác khó chịu giảm đi nhiều. Chị Dung kiên trì dùng hết 4 liệu trình thì bệnh khỏi. Là người có tư duy kinh doanh nhạy bén, chị Dung nảy ra ý tưởng tại sao mình không kinh doanh dòng sản phẩm chất lượng này.

Nắm bắt cơ hội kinh thành công và giúp đỡ người khác

Đúng lúc chị Dung đang có ý định kinh doanh thì Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Lan Chi đăng tuyển chi nhánh, đại lý… Chị Dung nắm bắt cơ hội và quyết tâm “làm lại và tìm lại” những gì đã mất. Vì chị tin vào dòng sản phẩm chất lượng và tin vào hoài bão của nhà lãnh đạo trẻ Đậu Thị Trinh. Nếu không sử dụng sản phẩm, chị sẽ không biết được, Đông y Việt Nam lại có những bài thuốc tốt đến như vậy. Ngoài kia còn biết bao chị em phụ nữ bị bệnh tật hành hạ, ảnh hưởng tới công việc, sức khỏe và đời sống vợ chồng. Vậy là bà mẹ bỉm sữa dùng 4 triệu nhập các sản phẩm: kén đặt Hồng Âm tiêu viêm, viên uống điều kinh Lan Chi, dung dịch vệ sinh phụ nữ Lan Chi, sữa rửa mặt, xịt tóc, thuốc trị hôi nách, tăng cường sinh lực, thuốc trị trĩ, dạ dày, xương khớp, thuốc tăng cân, giảm cân, trị hôi nách…

Rút kinh nghiệm từ bài học kinh doanh quần áo, chị Dung tập trung tư vấn cho khách vào tính hiệu quả của sản phẩm. Chị lấy kinh nghiệm của người từng dùng sản phẩm để thuyết phục khách hàng. Dù thời gian đầu có gặp nhiều khó khăn, thử thách như: kiến thức về sản phẩm không nhiều, kỹ năng bán hàng online chưa thành thạo, sự phản đối, thậm chí cấm đoán từ chồng và người thân… nhưng chị Dung đều bình tĩnh vượt qua tất cả. Sự vấp ngã một lần đã cho chị một bản lĩnh mạnh mẽ trong kinh doanh và sự kiên nhẫn tuyệt đối.

Cuối cùng sự nỗ lực cố gắng của chị, niềm tin của chị cũng được đền đáp xứng đáng, lượng khách hàng ngày một đông, khách lẻ phát triển thành khách sỉ. Đến nay, chị đã quản lý được một hệ thống gồm hơn 200 thành viên, trong đó đa số là các mẹ bỉm sữa ở nhà trông con và bị mang tiếng là ăn bám. Bằng kinh nghiệm của bản thân, chị Dung luôn thấu hiểu với những nỗi khổ và khó khăn của chị em. Vì vậy, hễ có chị em nào có ý định tham gia hệ thống là chị hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình. Vì vậy, nhiều mẹ lúc tham gia hệ thống với bàn tay trắng nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đã thay đổi cả tư duy lẫn ngoại hình. Các chị em làm chủ được tài chính và đẹp hơn rất nhiều. Chị Dung cũng được tin tưởng và bổ nhiệm làm giám đốc kinh doanh của Công ty. Chị trả được nợ, mua sắm được những thứ tiện nghi, đắt tiền cho gia đình. Thay vì thái độ khinh miệt trước đây, mọi người nhìn chị với ánh mắt thiện cảm và khâm phục. Dung cũng nhận được sự chúc mừng và ủng hộ nhiệt tình từ các thành viên gia đình.

Gia đình nhỏ hạnh phúc của Dung.

Nhận chức vụ mới, đồng nghĩa với trách nhiệm mới, chị Dung tự hứa với bản thân sẽ cố gắng thật nhiều, nỗ lực thật nhiều để năm 2019 giúp được hơn 500 bà mẹ bỉm sữa có mức thu nhập ổn định 7 triệu đồng/tháng, giúp các chị em xóa bỏ mác “vô dụng” hay “ăn bám” hay những lời nói ác ý của miệng lưỡi thế gian.

Mai Hương

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/xa-hoi/di-len-tu-that-bai-gdkd-pham-thi-dung-quyet-tam-giup-cac-ba-me-bim-sua-co-thu-nhap-on-dinh-a269680.html