DHC-6 Việt Nam có 'anh em mới', ta sẽ mua thêm?

Dòng thủy phi cơ vận tải - tuần tra biển DHC-6 Twin Otter của Canada mà Việt Nam đang dùng vừa có phiên bản mới tích hợp khí tài điện tử hiện đại hơn, có khả năng trinh sát - giám sát mạnh hơn.

Theo tạp chí Jane's, hãng Canada Viking vừa ra mắt phiên bản mới của dòng thủy phi cơ Twin Otter mang tên phụ là Guardian 400 (Người bảo vệ 400) tích hợp cảm biến tối tân do Công ty công nghệ hàng không Áo sản xuất. Nguồn ảnh: Viking Air

Theo tạp chí Jane's, hãng Canada Viking vừa ra mắt phiên bản mới của dòng thủy phi cơ Twin Otter mang tên phụ là Guardian 400 (Người bảo vệ 400) tích hợp cảm biến tối tân do Công ty công nghệ hàng không Áo sản xuất. Nguồn ảnh: Viking Air

Hệ thống cảm biến mới cho phép dòng máy bay này có khả năng trinh sát, giám sát hiệu quả hơn. Trong ảnh, phiên bản Twin Otter Guardian 400 trưng bày bên ngoài trung tâm triển lãm Paris Air Show. Nguồn ảnh: Shephard Media

Chiếc máy bay trưng bày ở Trung tâm triển lãm Le Bourget tích hợp pod SCAR-15 lắp ở dưới cánh. Trong pod này trang bị camera hồng ngoại quang điện Hensoldt ARGOS II. Towng lai, máy bay sẽ được tích hợp cụm SCAR thứ hai trang bị radar Leonardo Osprey có thể cung cấp cho máy bay tầm quan sát 120 độ, kết hợp với hệ thống phát hiện và đo cự ly của Sentient. Nguồn ảnh: Jane's 360

Hiện nay, Viking vẫn đang tiến hành nghiên cứu tích hợp thêm nhiều khí tài mới gồm hệ thống định vị địa lý Artemis từ công ty Smith Myers (Anh) cho phép tìm và theo dõi tín hiệu điện thoại di động trên mặt đất. Nguồn ảnh: Skies Magazine

Theo ông Rob Mauracher - Phó Chủ tịch điều hành bán hàng - marketing của Viking, công ty đã chọn pod SCAR vì nó là hệ thống rất linh hoạt, cung cấp nhiều tính năng cho máy bay. Nguồn ảnh: Skies Magazine

Đáng chú ý, Việt Nam hiện cũng là một trong những khách hàng của dòng thủy phi cơ này. Năm 2010, Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty Viking Canada mua 6 thủy phi cơ DHC-6 Series 400 Twin Otter để trang bị cho Không quân Hải quân Việt Nam. Đây là loại máy bay được thiết kế để phục vụ cho các hoạt động trên biển gồm giám sát, vận chuyển, tiếp tế và cứu nạn. Nguồn ảnh: ikhanagroup.com

Năm 2013, chiếc DHC-6 đầu tiên được bàn giao cho Hải quân Việt Nam. Đáng chú ý, các máy bay này do phi công ta điều khiển bay từ Canada về Việt Nam thay vì vận chuyển bằng máy bay. Chuyến bay kéo dài 50 giờ bay trên không, đi qua bảy sân bay, năm quốc gia và kéo dài liên tục trong 10 ngày. Nguồn ảnh: Jetphotos

Trong số các máy bay DHC-6 mà chúng ta mua từ Canada bao gồm hai phiên bản: thuần vận tải và trinh sát biển. Trong ảnh là một chiếc DHC-6 tích hợp cảm biến ở đầu mũi phụ vụ nhiệm vụ tuần tra, trinh sát mặt nước. Nguồn ảnh: ikhanagroup.com

Phiên bản DHC-6 series 400 dành cho Việt Nam là phiên bản khá mới của dòng Twin Otter được đưa vào sản xuất từ năm 2009-2010 với động cơ tuabin cánh quạt Pratt & Whitney PT6A-34 cải thiện đáng kể hiệu suất. Nó có tốc độ bay 337km/h (nhanh hơn bản Series 100), tầm bay 1.480km, thời gian hoạt động liên tục trên không 6,94 tiếng. Nguồn ảnh: Airliners.net

DHC-6 có thể chở tới 19 người hoặc chở 1,3-1,8 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: Planespotters

Thủy phi cơ DHC-6 làm nhiệm vụ ở Trường Sa. Nguồn: QPVN

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/dhc-6-viet-nam-co-anh-em-moi-ta-se-mua-them-1239605.html