ĐH Melbourne tập huấn cho giáo viên Việt Nam về chương trình mới

Các chuyên gia đến từ ĐH Melbourne, Australia, tập huấn cho 200 giảng viên sư phạm, giáo viên phổ thông về phát triển năng lực học sinh.

Từ ngày 16-21/4, Ban tổ chức dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP), Bộ GD&ĐT, tổ chức tập huấn đợt một cho 200 báo cáo viên nguồn về giáo dục phát triển năng lực học sinh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. 120 giảng viên sư phạm, 60 giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý trường phổ thông giỏi, 20 cán bộ quản lý và chuyên viên của Bộ GD&ĐT đã tham gia.

TS Nguyễn Thị Kim Cúc, đại diện nhóm chuyên gia đến từ Đại học Melbourne (Australia), cho biết giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh là xu thế của thế giới. Hơn 30 nước đi theo hướng này.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kỷ nguyên cách mạng 4.0 sẽ xuất hiện nhiều năng lực mới trong dạy và học. Điều đó giúp con người điều khiển và cạnh tranh với máy móc chứ không bị động.

TS Megan Collins, giảng viên, Trung tâm Đánh giá, ĐH Melbourne. Ảnh: D.T.

TS Megan Collins, giảng viên, Trung tâm Đánh giá, ĐH Melbourne. Ảnh: D.T.

TS Megan Collins, giảng viên, Trung tâm Đánh giá, ĐH Melbourne, cho hay nhiều quốc gia chú ý phát triển năng lực của học sinh, bao gồm: Sáng tạo, giao tiếp, phản biện và hợp tác. Năng lực của học sinh Việt Nam được đề ra trong chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp các nước.

Theo TS Collins, giáo viên khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, cần có năng lực mềm dẻo, cởi mở với ý tưởng mới, tập trung việc học của học sinh và tự học của chính mình. Bất cứ việc học và giảng dạy nào cũng cần cả quá trình, không thể thấy ngay được.

TS Nguyễn Thị Kim Cúc thông tin quá trình đào tạo cho báo cáo viên tại Việt Nam sẽ gặp khó khăn, khi người Việt và các nước châu Á hay tư duy theo cách đúng và sai, trắng và đen.

Tuy nhiên, bản chất của giáo dục định hướng năng lực học sinh là mỗi người đều có đường phát triển từ thấp đến cao. Điều quan trọng là học sinh đang xếp ở vị trí nào và phát triển ra sao. Học sinh dù học kém hay có vấn đề về tâm lý, nhận thực, đều đang phát triển. Em giỏi cũng cần phát triển.

Bộ GD&ĐT cho hay mục đích của dự án nhằm giúp giáo viên hiểu rõ về phát triển năng lực học sinh. Từ những nguyên lý, lý luận, báo cáo viên sẽ áp dụng cụ thể trong bối cảnh của ngành giáo dục Việt Nam, phát triển tài liệu để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Không có chuyện mỗi địa phương dạy một chương trình khác nhau Nhiều sách giáo khoa nhưng chương trình giáo dục chỉ có một. Do đó, không có chuyện mỗi địa phương sẽ dạy một chương trình khác nhau.

Quyên Quyên

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/dh-melbourne-tap-huan-cho-giao-vien-viet-nam-ve-chuong-trinh-moi-post936466.html