Đẹp nao lòng rừng cây lá đỏ ở Tân Cương

Giữa sa mạc Taklamakan (Tân Cương, Trung Quốc) mênh mông khắc nghiệt với những cồn cát cao là con đường rừng lá đỏ làm say lòng bao du khách tới thăm thú, thưởng ngoạn.

Sâu trong sa mạc Taklamakan rộng mênh mông với những cồn cát cao tại Tân Cương, Trung Quốc là dòng sông Tarim mát lành, bất chấp mọi khắc nghiệt của thời tiết. Đây cũng là con sông trong đất liền dài nhất của Trung Quốc, trải dài 1.321 km dọc vùng lòng chảo Tarim.

Nhưng điều đặc biệt thu hút du khách hơn cả là con đường rừng cây lá đỏ rộng lớn nhất bao phủ hơn 200.000 héc-ta khu vực.

Con sông Tarim dài 2.179 km là ngôi nhà của rừng cây lá đỏ rộng trải dài 200.000 héc-ta (nguồn: VCG photo)

Con sông Tarim dài 2.179 km là ngôi nhà của rừng cây lá đỏ rộng trải dài 200.000 héc-ta (nguồn: VCG photo)

Nhờ bùn đất của con sông đã nuôi dưỡng bao cây xanh rợp bóng mùa hè, rực rỡ vào mùa thu biến sa mạc khô cằn, khắc nghiệt thành trở thành một trong những điểm đến tuyệt vời của khách du lịch trong và ngoài nước.

Dọc con đường nhựa dài phẳng là một sắc vàng cam tuyệt đẹp của hàng vạn những cây lá đỏ tạo thàn một bức tranh tuyệt vời thu hút đông đảo du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng và thưởng ngoạn.

Trang Chinadaily cho biết, thời điểm lí tưởng nhất để đi du lịch tới đây là mùa thu, khi khung cảnh càng rực rỡ với sắc vàng thơ mộng dưới trời thu êm ả.

Hàng cây lá đỏ dọc con đường nhựa tại huyện Uy Lê, được chụp vào ngày 25/10/2018 (nguồn: Xinhua net)

Theo kênh CGTN, loài cây này thuộc họ Chi Dương, được gọi là “những hóa thạch sống” vì chúng có thể “sống hàng ngàn năm, và hiên ngang đứng vững hàng ngàn năm nữa kể cả sau khi chết, bất diệt.” Dân địa phương còn coi chúng là những cây thiêng.

thời điểm đẹp nhất trong năm là mùa thu, khi khung cảnh càng rực rỡ với sắc vàng thơ mộng dưới trời thu êm ả. (nguồn: VCG Photo)

Hình cảnh con đường sắt chạy dài 13km chạy bên con sông Tarim, Tân Cương, Trung Quốc. Khung cảnh hai bên đẹp như tranh vẽ (nguồn: QQ)

Minh Châu

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/dep-nao-long-rung-cay-la-do-o-tan-cuong-110405.html