Đeo tai nghe khi ngủ cũng có nguy cơ 'mất mạng'

Hiện nay, với sự xuất hiện của điện thoại thông minh nhiều người thường có thói quen vừa ngủ vừa đeo tai nghe mà không biết rằng hành động này mang nhiều tác hại cho sức khỏe.

Nói tới tác dụng khi đeo tai nghe trong khi ngủ, trước đó, các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu Carilion Virginia ở Mỹ đã chỉ ra rằng, nghe nhạc trong khi ngủ có thể là một hình thức điều trị hữu hiệu cho những người mất ngủ. Do vậy, việc đeo tai nghe để nghe nhạc có thể giúp họ thư giãn tâm trí và cải thiện chất lượng giấc ngủ ngon hơn.

Các nghiên cứu cũng cho thấy âm nhạc giúp giảm nhịp thở và nhịp tim. Nghe nhạc trước khi đi ngủ có thể thư giãn đầu óc, giúp cơ thể nới lỏng và tập trung hơn vào giấc ngủ, thay vì những suy nghĩ ban ngày phiền phức khác.Không chỉ có vậy, âm nhạc cùng giúp kích thích sản sinh Serotonin- một hóa chất được tạo ra trong não khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc và thư giãn.Tuy nhiên, theo các chuyên gia công nghệ của Điện Máy Xanh, việc đeo tai nghe thường xuyên trong khi ngủ mang lại nhiều tác hại không mong muốn, thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng nếu cháy nổ do dùng không đúng cách.

 Sử dụng tai nghe khi ngủ nguy hại khôn lường cần từ bỏ thói quen này. Ảnh minh họa.

Sử dụng tai nghe khi ngủ nguy hại khôn lường cần từ bỏ thói quen này. Ảnh minh họa.

Tích tụ nhiều ráy tai ảnh hưởng tới thính giác

Khi đeo tai nghe, nếu ngủ với tư thế nằm nghiêng khiến người dùng có thể sẽ nằm đè lên tai nghe hoặc khi đeo nhét quá sâu vào trong sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bị tích tụ ráy trong tai. Nguyên nhân là do tai nghe nhét tai sẽ chặn sự lưu thông không khí xung quanh tai khiến sáp trong ống tai dễ dàng ấn vào màng nhĩ. Tình trạng tích tụ quá nhiều ráy tai có thể làm ảnh hưởng đến thính giác, đồng thời việc loại bỏ cũng sẽ khá khó khăn, dễ gây tổn thương.

Viêm tai ngoài

Việc đi bơi hay thường xuyên đeo tai nghe cũng có nguy cơ gây viêm tai ngoài. Tình trạng viêm tai ngoài có thể khiến người dùng phải đối mặt với rất nhiều khó chịu. Thậm chí, trường hợp xấu nhất, da quanh vùng ống tai sẽ từ từ bị bào mòn, tạo ra một loại chất lỏng chảy vào tai. Điều này cũng sẽ dẫn đến đau ở tai ngoài.

Hỏng màng nhĩ do nghe âm lượng quá to

Nhiều người thường có thói quen nghe với âm lượng quá to ảnh hưởng không nhỏ tới màng nhĩ. Theo các chuyên gia công nghệ, âm lượng của một cuộc trò chuyện bình thường từ 60 đến 80 dB và đây cũng là mức âm lượng mà người dùng nên duy trì nếu đeo tai khi ngủ. Nếu nghe nhạc có âm lượng lớn hơn, tai trong và màng nhĩ có thể bị kích thích, thậm chí gây hỏng màng nhĩ.

Hoại tử mô xung quanh tai nếu dùng lâu dài

Mặc dù không tới mức bị hoại tử mô xung quanh tai do đeo tai nghe tuy nhiên nếu giữ thói quen hàng ngày về lâu dài cũng vẫn có nguy cơ bị. Tình trạng hoại tử có thể làm chết các mô xung quanh tai và gây mất thính giác vĩnh viễn.

Tử vong do vừa đeo tai nghe vừa sạc pin

Trước đó, truyền thông Philippines vô cùng xôn xao trước thông tin một cô gái trẻ nước này bị chết tức tưởi vì một thói quen đeo tai nghe khi đi ngủ. Cụ thể cô gái này sử dụng tai nghe vừa để chiếc điện thoại di động trong chế độ đang sạc pin và nằm trên giường. Sau đó, cô đã vô tình ngủ thiếp đi mà vẫn để tai nghe đeo ở hai bên tai.

Trong lúc ngủ thiếp đi, cô gái không hề biết cục sạc điện thoại của cô đang nóng dần lên, cháy khét lẹt rồi nổ tung. Chiếc điện thoại bị chập điện lập tức truyền qua tai nghe và làm cô gái chết ngay tại chỗ.

Dùng tai nghe thế nào an toàn?

Để bảo vệ thính giác chỉ có thể sử dụng tai nghe tối đa 2 tiếng/ngày và nên nghe radio hoặc bật loa ngoài khi ngủ.Khi đeo tai nghe cần điều chỉnh âm lượng vừa phải, không quá to. Đồng thời tránh ngủ với tai nghe trong khi điện thoại đang sạc vì điều này dễ dẫn đến nguy cơ bị điện giật.

Quan trọng nhất là phải chọn được tai nghe có kích thước vừa vặn, đảm bảo chất lượng tốt nhất, không gây cấn hay khó chịu khi nằm nghiêng sang trái/phải. Ngoài ra, cũng nên cân nhắc sử dụng các loại tai nghe Bluetooth vì nó sẽ không làm vướng dây khi thay đổi tư thế khi ngủ.Nên hẹn giờ tắt nhạc để khi bạn chìm sâu vào giấc ngủ, âm thanh sẽ được ngắt, giúp tiết kiệm pin điện thoại đồng thời giảm ảnh hưởng xấu đến tai.

Tốt nhất, để an toàn và không gặp phải những tai nạn kinh hoàng như trên, trong mọi trường hợp nên hạn chế thói quen sử dụng điện thoại khi cắm sạc hay đeo tai nghe nghe nhạc thâu đêm, thậm chí là sử dụng phụ kiện điện thoại như tai nghe, dây nối cắm trực tiếp vào chiếc di động đang sạc dù không sử dụng lúc ngủ.

Theo An Dương/VietQ

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/deo-tai-nghe-khi-ngu-cung-co-nguy-co-mat-mang/20210126084524544