Đến Melbourne ngắm chim cánh cụt lên bờ lúc hoàng hôn

Thành phố Melbourne (Úc) có một địa điểm tham quan khiến nhiều du khách thích thú khi được ngắm nhìn loài chim cánh cụt tại cầu tàu St Kilda.

Mắt của các loài chim cánh cụt nhỏ không nhìn được màu đỏ, do đó các tình nguyện viên thường dùng đèn đỏ với ánh sáng nhẹ soi cho các du khách xem - Ảnh: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Loại chim cánh cụt ở St Kilda là có tên là chim cánh cụt nhỏ (Eudyptula minor). Loài này dài 33 cm, chúng thường xuất hiện ở khu vực Nam bán cầu như Úc và New Zealand và một vài lần ghi nhận tại Chile.

Chim cánh cụt nhỏ đang nằm trong tình trạng ít được quan tâm. Lịch sử ghi nhận sự xuất hiện của loài chim cánh cụt bắt đầu từ năm 1956, trong quá trình xây dựng hải cảng tại khu vực St Kilda dành cho thế vận hội Olympic, đê chắn sóng bằng đá tại khu vực này vô tình thành một nơi cư ngụ của nhiều loại động vật hoang dã.

Chỉ 2 năm sau, chim cánh cụt đã được ghi nhận xuất hiện tại đây, đến năm 1972, chúng được thấy đã làm tổ trong những tảng đá. Đây là minh chứng cho thấy bước ngoặt này trở thành ngôi nhà cho 2 loài động vật cần được bảo tồn: chim cánh cụt nhỏ và rakali (một loài rái cá địa phương).

[VIDEO] Đến Melbourne, đừng quên ngắm loài chim cánh cụt nhỏ ở cầu cảng St Kilda

Ngày nay, có hơn 1.400 cá thể sinh sống tại khu này; số lượng chim cánh cụt tại đây biến đổi vào một thời kỳ bất kỳ trong suốt một năm dựa trên những hoạt động của chúng. Đáng chú ý, loài chim cánh cụt nhỏ rất nhạy cảm, nhút nhát, tránh xa con người nhưng chúng lại lựa chọn khu vực này, thành phố Melbourne nhộn nhịp.

Trong những năm gần đây, chính phủ Úc cùng các nhóm cộng đồng đang cùng nhau chung tay bảo vệ loài động vật hoang dã này.

Theo đồng hồ sinh học, các chú chim cánh cụt vào buổi sáng thường bơi ra bờ để kiếm cá và gần tối chúng thường quay về bên trong những tảng đá nơi chúng làm tổ - Ảnh: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Những chú chim cánh cụt nhỏ trưởng thành thường có trọng lượng 1kg cho tới 1,5 kg. Có thể bơi được 6 km/h và lặn sâu tới 60 m

Khi những chú chim cánh cụt về tới những tảng đá nơi chúng làm tổ thì chúng sẽ kêu lên những tiếng kêu gọi tìm bạn đời của mình. Mùa sinh sản của loài chim cánh cụt nhỏ thường rơi vào tháng 7 cho tới tháng 1

Peter đã làm công việc tình nguyện viên của tổ chức Earthcare (tổ chức đứng ra bảo vệ các loài chim cánh cụt nhỏ ở đây được 2 năm) soi đèn pin đỏ vào con chim cánh cụt nhỏ đang đi trên cầu gỗ tìm đường về hang

Một chú chim cánh cụt nhỏ tìm đường về hang

Nhiều du khách hào hứng chụp hình chim cánh cụt

Rất nhiều du khách thích thú khi quan sát chim cánh cụt nhỏ

Theo quy định, du khách không được dùng đèn flash để chụp ảnh vì đó là ánh sáng trắng và có thể làm hại đến những chú chim

Đậu Tiến Đạt

Nguồn Thanh Niên: http://thanhnien.vn/du-lich/den-melbourne-ngam-chim-canh-cut-len-bo-luc-hoang-hon-1073728.html