Đền Kim Liên: Linh thiêng cổ kính ngôi đền tứ trấn Thăng Long xưa

Đền Kim Liên còn gọi là đền Cao Sơn, Đình Kim Liên, trước đây thuộc địa phận phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Đền thờ thần Cao Sơn.

Đền Kim Liên (hay còn gọi là đền Cao Sơn) là trấn phía nam trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh; Đền Bạch Mã; Đền Voi Phục và Đền Kim Liên. So với ba ngôi đền kia thì đền Kim Liên được xây dựng muộn hơn (khoảng thế kỷ 16 - 17).

Đền Kim Liên (hay còn gọi là đền Cao Sơn) là trấn phía nam trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh; Đền Bạch Mã; Đền Voi Phục và Đền Kim Liên. So với ba ngôi đền kia thì đền Kim Liên được xây dựng muộn hơn (khoảng thế kỷ 16 - 17).

Đền thờ thần Cao Sơn Đại Vương, thần phù trợ cho việc canh tác, giảm bớt thiên tai cho người dân.Đền được xây dựng trên gò đất cao ở phía đông đầm Kim Liên. Cổng đền và cửa chính điện đều hướng về phía tây, trông ra đầm Kim Liên

Đình chính gồm nghi môn, đại bái và cung cấm. Nghi môn là một nếp nhà ba gian các họa tiết trang trí trên các bộ phận kiến trúc được thể hiện sinh động, công phu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn..

Đi qua cổng đền 5 cửa là tới một khoảng sân rộng, sau đó đến nghi môn của đền. Nghi môn là một tòa nhà 3 gian, mái lợp ngói ta, trên các cột trước và sau đều có câu đối ca ngợi công đức của thần Cao Sơn.

Qua nghi môn, cách một khoảng sân nhỏ là đến bái đường, bái đường có 5 gian.

Hậu cung là nơi thờ thần Cao Sơn Đại Vương và hai nữ thần phối hưởng: Thủy Tinh đệ Tam – Tôn nữ Động Hồ Trưng Vương (công chúa con gái vua Lê) và Huệ Minh phu nhân.

Một số công trình phụ khác: nhà Tả vu, Hữu vu; lát gạch xong sân Đình; hoàn thiện hạng mục hồ bán nguyệt; hạng mục cổng, tường rào cũng đã được xây dựng xong; đang triển khai thi công đường và giếng đình

Đến nay, tại Đình Kim Liên còn lưu giữ 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có hai sáu đạo thời Lê Trung Hưng, mười ba đạo thời nhà Nguyễn; sớm nhất trong số đó là sắc phong có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ hai (1620).

Đền Kim Liên được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 9/1/1990.

Tấm bia cổ nhất ở đền Kim Liên cao 2m43, rộng 1m57, dày 22cm ghi toàn bộ bài minh mà vua đã cảm nhận được sự linh thiêng, phù trợ của thần Cao Sơn Đại Vương. Sau khi bia được dựng lên, nhân dân xây Miếu bao phủ bia.

Trước đây, lễ chính hội đình Kim Liên thường diễn ra vào các ngày từ 13 – 16/ 3 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, lễ hội gói gọn lại chỉ trong 2 ngày 15 và 16/3.

Duy Khánh

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/den-kim-lien-linh-thieng-co-kinh-ngoi-den-tu-tran-thang-long-xua-403452.html