Đến hiện trường thảm họa Beirut để chụp ảnh 'sống ảo', cặp đôi bị chỉ trích dữ dội

Hành động chụp ảnh phản cảm ở nơi xảy ra thảm họa để câu view của một số người khiến dư luận không khỏi phẫn nộ và chỉ trích gay gắt.

Cuối tuần qua, Nabil Mounzer, phóng viên của hãng EPA chia sẻ bức hình một cô gái diện đồ hở hang, phản cảm đang tạo dáng chụp ảnh cùng người đàn ông đi cùng ở cây cầu gần hiện trường vụ nổ cảng Beirut khiến nhiều người không khỏi phẫn nộ.

Sau khi xuất hiện trên Twitter, những hình ảnh này nhanh chóng nhận được sự quan tâm của người dùng mạng. Trong đó hầu hết tài khoản đều chỉ trích hành động vô cảm của cặp đôi trên. Bởi lẽ cây cầu xuất hiện trong bức ảnh chính là nơi những người sống sót tập trung để tưởng nhớ, cầu nguyện cho các nạn nhân đã thiệt mạng.

“Đó không phải là nơi dành cho các buổi chụp ảnh của bạn. Đó là nơi một thảm kịch đã xảy ra. Một vụ nổ giết chết Beirut và những người dân xấu xố. Một số thi thể vẫn chưa được tìm thấy dưới đó ! Hãy tôn trọng nơi ấy”, “Họ có thể vô cảm đến mức như vậy ư? Ở nơi mà họ chụp ảnh để lấy ít lượt like đã có hàng trăm người chết, hàng nghìn người bị thương, hàng trăm nghìn người phải di dời”, “Thật đáng thất vọng”,...là một số trong rất nhiều bình luận dưới các hình ảnh.

Trong hình, nhiều người dân đi qua tỏ vẻ khó chịu với hành động phản cảm của cặp đôi.

Trong hình, nhiều người dân đi qua tỏ vẻ khó chịu với hành động phản cảm của cặp đôi.

Hôm 4/8, kho chứa 2.750 tấn hóa chất nguy hiểm amoni nitrat phát nổ ở khu vực bến cảng của thủ đô Beirut của Li Băng. Hậu quả là ít nhất 220 người chết, hơn 6.000 người bị thương và 110 người vẫn đang mất tích. Thảm họa cũng khiến khoảng 300.000 người rơi vào cảnh mất nhà cửa, chiếm 10% dân số thủ đô này.

Trước cặp đôi trên, từng có nhiều trường hợp bị chỉ trích vì hành động phản cảm tương tự ở những nơi xảy ra thảm họa.

một số ít du khách "tự sướng" ở nơi xảy ra thảm họa rơi máy bay ở Đài Loan.

Theo đó, năm 2014 thảm họa rơi máy bay ở Đài Loan (Trung Quốc) của TransAsia Airways lấy đi sinh mạng của 31 người. Tại địa điểm xảy ra tai nạn sau đó không lâu, một số ít du khách đã lấy nơi đây làm "nền" và chụp ảnh. Các hình ảnh được phát tán nhanh chóng và khiến nhiều người tức giận vì điều đó cho rằng những du khách kia quá bàng quan trước nỗi đau của thân nhân những người thiệt mạng.

Trường hợp tương tự cũng xảy ra tại Pháp, nơi diễn ra vụ thảm sát báo Charlie Hebdo. Không ít du khách sau đó đã tới đây và chụp ảnh "tự sướng".

Veronika Rocheva bị chỉ trích nặng nề khi chụp ảnh gợi cảm ở nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl tại Ukraine.

Giữa tháng 6/2019, mạng xã hội thế giới cũng nổ ra một cuộc tranh cãi gay gắt đối với người mẫu kiêm blogger nổi tiếng tên Veronika Rocheva vì bức ảnh bán nude chụp tại nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl ở Ukraine. Nhiều người cho rằng những bức ảnh gợi cảm của nữ người mẫu thể hiện sự không tôn trọng lịch sử và vô cảm trước sự đau đớn của những người dân Chernobyl đã bỏ mạng hoặc buộc phải rời bỏ nơi này.

Tuy nhiên, cũng có một số người đưa ra ý kiến biện minh rằng hành động chụp ảnh tại nơi xảy ra thảm họa chỉ đơn thuần là họ muốn thực hiện một tấm hình mang tính tưởng nhớ những nơi từng xảy ra thảm họa và chết chóc.

Lộc Liên

Theo Mirror, Twitter

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/van-hoa/den-hien-truong-tham-hoa-beirut-de-chup-anh-song-ao-nhieu-nguoi-bi-chi-trich-du-doi-1705157.tpo