Đêm nay 22/4 xuất hiện mưa sao băng lớn nhất năm, cách xem mưa sao băng

Đêm nay 22/4, mưa sao băng Lyrid (Thiên Cầm) sẽ xuất hiện với 10-20 vệt sáng mỗi giờ. Đây là mưa sao băng 2.500 tuổi và cũng là trận mưa sao băng lớn nhất năm.

Mưa sao băng Thiên Cầm đêm nay 22/4 là gì?

Mưa sao băng đêm nay 22/4 hay còn gọi là mưa sao băng Thiên Cầm. Mưa sao băng Thiên Cầm thường xuất hiện khoảng từ 14/4 đến 25/4.

Sở dĩ nó có tên Thiên Cầm vì được gọi theo tên chòm sao là điểm phát của chúng. Thiên Cầm là chòm sao sáng nhất trên bầu trời, cách Trái Đất khoảng 25 năm ánh sáng.

Năm nay, thời điểm cực đại của mưa sao băng Thiên Cầm là từ 21 giờ hoặc 22 giờ ngày 22/4 đến 6 giờ ngày 23/4 (giờ Việt Nam).

Thời điểm cực đại có nghĩa là nếu điều kiện thời tiết thuận lợi hay trời ít mây, chúng ta có thể nhìn thấy 20 vệt sao băng mỗi giờ.

Thời điểm cực đại của mưa sao băng Thiên Cầm trùng với thời điểm trăng non. Ánh sáng của sao băng nổi bật hơn trên bầu trời.

Cách xác định diểm phát ra mưa sao băng Lyrids (dấu +) dựa vào chòm sao Lyra, Hercules và Draco - ảnh: EARTH SKY

Cách xác định diểm phát ra mưa sao băng Lyrids (dấu +) dựa vào chòm sao Lyra, Hercules và Draco - ảnh: EARTH SKY

Cách chiêm ngưỡng mưa sao băng cực đại "Thiên Cầm" vào đêm nay 22/4

Khác với nhiều hiện tượng thiên văn khác, khi xem mưa sao băng, bạn không cần kính viễn vọng. Tất cả những điều bạn cần chỉ là trời trong và tối, ít ánh sáng đèn.

Ngoài ra, bạn cũng phải kiên nhẫn. Tốt nhất nên chọn một chỗ nằm chân quay về hướng Đông, ngửa mặt lên trời và nhìn ngắm. Khoảng 30 phút nhìn lên, mắt bạn sẽ quen để nhìn thấy các vệt sáng sao băng lướt qua. Mưa sao băng Thiên Cầm có tốc độ khoảng 49 km/giây.

Theo trang Time and Date, nếu đang ở TP HCM, bạn có thể quan sát đêm cực đỉnh của mưa sao băng Lyrids từ 10 giờ đêm thứ tư 22-4 đến 6 giờ sáng thứ 5 ngày 23-4. Xuất hiện vào giai đoạn không có mặt trăng nên việc quan sát đêm cực đỉnh của Lyrids sẽ khá dễ dàng, nhất là ở những nơi không khí tốt, bầu trời trong lành.

Sở dĩ có tên Lyrids là vì mưa sao băng này trông như phát ra từ điểm gần chòm sao Lyra (Thiên Cầm) có hình dáng một cây đàn lia mà các thiên thần trong thần thoại hay sử dụng. Bạn cần tìm chòm sao này.

Vì sao có mưa sao băng Thiên Cầm?

Mưa sao băng nói chung và mưa sao băng Thiên Cầm nói riêng chính là các mảnh vụn của đuôi sao chổi Thatcher C/1861 G1 trong khí quyển Trái Đất. Những vệt sáng chúng ta nhìn thấy chính là những những mảnh vụn bị khí quyển đốt nóng đó.

Dù Trái Đất đi qua đuôi của sao chổi Thatcher mỗi năm một lần, nhưng sao chổi này mất khoảng 415 năm để bay hết một vòng quanh Mặt Trời. Thế nên các hành tinh bên trong hệ mặt trời sẽ phải mất hàng trăm năm mới nhìn thấy nó. Dự đoán, đến tận năm 2276, mọi người trên Trái Đất mới nhìn thấy Thatcher.

Năm nay, ngoài mưa sao băng Thiên Cầm, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng mưa sao băng Anh Tiên vào tháng Tám.

Trang Luv (TH) - Theo Đời sống Plus/GĐVN

Nguồn Đời Sống Plus: http://doisongplus.vn/dem-nay-22-4-xuat-hien-mua-sao-bang-lon-nhat-nam-cach-xem-mua-sao-bang-89551-12.html