Đề xuất ứng dụng mặt đường hấp thụ khí thải ở Việt Nam

Nghiên cứu loại mặt đường hấp thụ khí thải và đề xuất áp dụng cho Việt Nam là vấn đề được quan tâm hiện nay

Đường cong cấp phối của hỗn hợp BTN tạo nhám

Đường cong cấp phối của hỗn hợp BTN tạo nhám

Mặt đường hấp thụ khí thải có sử dụng chất xúc tác quang hóa Titan dioxit (TiO2) đã và đang được triển khai áp dụng tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hà Lan, Bỉ, Anh... Đây là loại mặt đường hiện đại, có khả năng hấp thụ và phân hủy phần lớn các khí thải độc hại do phương tiện giao thông cơ giới phát thải ra như các khí NOx (NO và NO2), CO và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) [1,6,7].Tuy vậy, loại mặt đường hấp thụ khí thải này vẫn chưa được nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam. Hiện nay, ô nhiễm không khí đặc biệt do khí thải của các phương tiện giao thông cơ giới gây ra tại các đô thị lớn của nước ta như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang ở mức báo động, gây ảnh hưởng lớn tới môi trường và sức khỏe của người dân đô thị. Do vậy, việc nghiên cứu và đề xuất loại mặt đường vừa đảm bảo tính năng khai khác tốt nhưng lại có khả năng hấp thụ và phân hủy khí thải cho Việt Nam sẽ có ý nghĩa lớn về môi trường và nâng cao sức khỏe cho người dân.

Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu cho loại mặt đường hấp thụ khí thải được thực hiện trong điều kiện Việt Nam để đưa ra các đề xuất và kiến nghị trong việc áp dụng loại mặt đường này cho các đô thị lớn của nước ta.

Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả đến từ trường Đai học GTVT, gồm : TS. Nguyễn Văn Nam, TS. Vũ Đức Sĩ, Trần Văn Tuyên, Nguyễn Văn Minh, Trần Văn Hùng, Đỗ Anh Tú.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học

tại đây

Nguồn GTVT: http://www.tapchigiaothong.vn/de-xuat-ung-dung-mat-duong-hap-thu-khi-thai-o-viet-nam-d89094.html