'Để ứng xử chuyên nghiệp nơi công sở'

Đó là chủ đề chính của buổi giao lưu trực tuyến diễn ra lúc 14h30 trưa nay (25/7) do Thanhnien Online và VietnamWorks.com phối hợp thực hiện. Tham gia chương trình có các khách mời: Ông Lê Anh Quân - Giám đốc ngành hàng chăm sóc tóc - Cty Unilever Vietnam; Bà Trương Diệu Lê - Trưởng phòng giao dịch cổ đông và hỗ trợ DN và bà Lê Thị Tâm Hiền - Chuyên viên cao cấp giao dịch cổ đông và hỗ trợ DN - Mekong Capital; Bà Ngô Thùy Nương - Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp - VietnamWorks.com.

* Cách ứng xử với đồng nghiệp nam? (nguyen cam hong, 27 tuổi, Nữ, quang ngai, can bo vien chuc)

- Bà Trương Diệu Lê - Trưởng phòng giao dịch cổ đông và hỗ trợ DN - Mekong Capital: Theo tôi, cách ứng xử với đồng nghiệp nam thông thường cũng giống như đối với các đồng nghiệp nữ: chuyên nghiệp, bình đẳng, hòa đồng và có tính hợp tác cao trong công việc. Tuy nhiên, một điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa quan hệ với đồng nghiệp nam và đồng nghiệp nữ là mức độ "thân thiện" trong mối quan hệ cá nhân và các hành động ứng xử hàng ngày.

* Toi moi di lam duoc 4 thang va that kho gan voi moi nguoi cung phong. Truong nhom toi khong thich toi vi xet ve moi mat toi co phan troi hon. Loi ich ca nhan cua toi cung it duoc quan tam? Lam sao day chi Nuong? Toi ngai su cai va va mat long lam! (Ha, 23 tuổi, Nữ, 45 ngo may.qui nhon, can bo hanh chinh)

- Bà Ngô Thùy Nương - Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp - VietnamWorks.com: Chào bạn! Bắt đầu một môi trường làm việc mới quả không dễ dàng. Ấn tượng đầu tiên thường rất khó phai mờ. Bạn nên xem lại cách cư xử của mình liệu có tạo ấn tượng không tốt cho mọi người không để có cách điều chỉnh hợp lý.

Về việc trưởng nhóm của bạn không thích bạn vì bạn trội hơn người đó về mọi mặt; đây là nhận xét của nhiều đồng nghiệp khác hay chỉ do bản thân bạn tự nhận thấy? Khi bạn có câu trả lời cho câu hỏi này thì nó giúp bạn dễ dàng tìm cách giải quyết vướng mắc. Nếu bạn có khả năng vượt trội, bạn có thể đề xuất những ý tưởng mới trong công việc với trưởng nhóm của bạn một cách khéo léo trong các cuộc họp. Bạn đưa ra ý kiến với tính chất xây dựng thì trưởng nhóm bạn khó lòng từ chối. Nếu có sự hiểu lầm nào từ phía trưởng nhóm của bạn đối với bạn, bạn nên tìm cơ hội thuận lợi để cả hai có cuộc trao đổi thẳng thắng. Bạn có thể tránh được cuộc cãi vã không đáng có dựa vào cách cư xử khéo léo của mình. Đôi khi sự mất lòng trước lại được lòng sau, còn hơn là bản thân bạn thấy ấm ức và cảm giác không được đối xử công bằng, như vậy hiệu quả làm việc sẽ chẳng như bạn mong muốn.

Các khách mời tham dự chương trình. Ảnh Đào Ngọc Thạch

* Chào chị Diệu Lê, công việc của em đòi hỏi thường xuyên phải liên lạc trực tiếp với khách hàng qua điện thoại (để giới thiệu sản phẩm, chào hàng, duy trì mối quan hệ hoặc để hỏi thăm khách hàng sử dụng sản phẩm ra sao và tìm hiểu xem khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm nào không)... Tuy nhiên, em rất thường xuyên gặp phải trường hợp là khi đặt câu hỏi thì khách hàng trả lời rất ngắn gọn, thờ ơ (có hoặc không) làm em không biết nên tiếp tục câu chuyện như thế nào cho liền mạch, gợi chuyện như thế nào để khách hàng cởi mở hơn. Chị Diêu Lê tư vấn giúp em với. Em cảm ơn chị! (Tường Vy, 25 tuổi, Nữ, Lê Văn Sĩ, Q.3, Tp. HCM, Nhân Viên Kinh Doanh)

- Bà Trương Diệu Lê - Trưởng phòng giao dịch cổ đông và hỗ trợ DN - Mekong Capital: Chào Vy! Thật ra trước đây và ngay cả bây giờ, chị cũng từng gặp những tình huống như vậy. Thường thì trước khi điện thoại cho khách hàng, chị sẽ cố gắng tìm hiểu thông tin về người sẽ nhận cuộc gọi để phần nào hiểu được mối quan tâm của họ. Và nhờ vậy, cuộc nói chuyện sẽ phần nào có kết quả hơn. Trong trường hợp không có thông tin, việc tạo không khí thân thiện trong lúc nói chuyện sẽ không tạo cảm giác ép buộc cho người nghe. Đồng thời, kiên nhẫn cũng là nhân tố để thành công trong công việc này.

* Theo anh Quân như thế nào là "sự chuyên nghiệp" & một "môi trường làm việc chuyên nghiệp"? Em đã tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Kinh doanh và hiện vừa có được một công việc, vậy em cần phải bắt đầu như thế nào để sau này trở thành một người chuyên nghiệp? Anh Quân tư vấn giúp em nhé. (Minh Trí, 23 tuổi, Nam, Nguyễn Oanh, Q. Gò Vấp, Tp.HCM, Nhân Viên KD)

- Ông Lê Anh Quân - Giám đốc ngành hàng chăm sóc tóc - Cty Unilever Vietnam: Theo tôi một người làm việc chuyên nghiệp là một người "luôn luôn" hoàn thành tốt trách nhiệm của mình, theo đúng thời hạn được giao tạo cảm giác yên tâm cho người đã giao việc cho mình. Ngược lại, người làm việc không chuyên nghiệp thường làm việc theo cảm hứng.

Môi trường làm việc chuyên nghiệp là một môi trường hỗ trợ những người làm việc trong môi trường đó thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp. Nói rõ hơn, đó là môi trường mà trong đó:
- Các yêu cầu công việc được phân công rõ ràng.
- Hệ thống các quy trình thực hiện công việc được xác định.
- Các chính sách khen thưởng công bằng được phổ biến rộng rãi.
- Các điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ cho những người làm việc thực hiện công việc của họ một cách tốt nhất.

Theo tôi để trở thành một người chuyên nghiệp bạn nên tìm một môi trường chuyên nghiệp để làm việc và luôn luôn nỗ lực học hỏi.

* Em vua chuyen qua cho lam moi, moi truong lam viec rat tot, em van con trong thoi gian thu viec con 1 thang (thu viec 2 thang), moi nguoi doi xu rat tot (nhat la cac dong nghiep nam), chi co 1 dong nghiep nu (vi tri tiep tan) la co cam giac kho chiu voi em. Em lam gi cung de y, di dau cung hoi voi cai nhin xet net (mac du da duoc phep di cong tac ngoai), roi cham cong tung li tung ti mot, em cung chang hieu vi sao ban ay lai kho chiu voi em mac du khong cung chung 1 cong viec. Em khong muon ban ay lai luc nao cung cham chot minh voi cac dong nghiep khac, em phai lam sao giai quyet truong hop nay? (NGUYEN THUY KIM NGAN, 28 tuổi, Nữ, 4/86 Vo Van tan-q3, NV)

- Bà Trương Diệu Lê - Trưởng phòng giao dịch cổ đông và hỗ trợ DN - Mekong Capital: Nước chảy đá mòn. Nếu em đối xử tốt với bạn ấy, sớm muộn gì bạn ấy cũng sẽ đối xử tốt với em. Điều quan trọng là em hãy cố gắng thể hiện thật tốt khả năng của mình trong những ngày đầu mới gia nhập công ty nhé. Chúc em thành công.

Bà Trương Diệu Lê (trái) đang tư vấn trực tuyến cho bạn đọc. Ảnh Đào Ngọc Thạch

* Xin chào chị Nương, em có tình huống công sở muốn nhờ chị tư vấn giúp. Em hay gặp bất đồng về ý tưởng với sếp và gặp rất nhiều khó khăn trong việc tranh cãi. Vì em nghĩ dù gì thì tranh cãi với sếp cũng không hay ho gì. Em thường bị ức chế sau những lần đó và làm việc rất khó khăn. Mong chị tư vấn giúp và cho em cách giải quyết! (Nguyễn Trần Đức Trịnh, 23 tuổi, Nam, Q4 TPHCM, Nhân viên marketing)

- Bà Ngô Thùy Nương - Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp - VietnamWorks.com: Bất đồng ý tưởng đôi khi không phải là một điều tệ hại. Vì chính những bất đồng và tranh cãi theo chiều hướng tích cực sẽ giúp bạn phát sinh nhiều ý tưởng mới. Có thể một vấn đề mới đưa ra chưa đi đến được sự thống nhất giữa bạn và sếp. Tuy nhiên, những ý tưởng còn vướng mắc sẽ buộc bạn phải suy nghĩ về điều đó và tìm ra nhiều hướng giải quyết. Trong những lúc tranh luận, nếu bạn gặp nhiều khó khăn thì bạn phải xác định nguyên nhân của khó khăn đó là do đâu. Chính bạn cũng nên đặt ra các câu hỏi cho mình: liệu lý lẽ bạn đưa ra có đủ thuyết phục chưa, ý tưởng đó có hợp lý trong hoàn cảnh này không. Nếu bạn hoàn toàn tin chắc ý tưởng của mình đúng, bạn nên đưa ra nhiều dẫn chứng hơn để thuyết phục sếp bạn. Sự bình tĩnh và kiên nhẫn sẽ giúp chính bạn phán xét chính xác và tìm ra hướng giải quyết vấn đề của chính mình.

* Tôi là người trầm tính hay nói đúng hơn là người nhút nhát trong tiếp xúc giao tiếp. Tôi luôn sợ mình nói không hài lòng người đối diện, và không biết bắt đầu như thế nào là hợp lý. Mong chương trình cho tôi lời khuyên. (Hong phuong, 25 tuổi, Nữ, Thu Duc, Ke Toan)

- Bà Trương Diệu Lê - Trưởng phòng giao dịch cổ đông và hỗ trợ DN - Mekong Capital: Theo Dale Carnegie (Đắc Nhân Tâm), trong mỗi người đều có sự nhút nhát và thiếu tự tin. Chỉ cần vượt qua chính mình ở một hoặc hai lần đầu tiên, bạn sẽ dễ dàng vượt qua ở những lần sau. Hãy luôn là chính mình và đừng sợ sẽ làm mất lòng người đối diện vì "một người luôn cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người thì sẽ không làm hài lòng được ai cả".

* Làm thế nào vừa hòa đồng với nhân viên, vừa tỏ ra là người lãnh đạo? Ăn nói, tỏ thái độ, khuôn mặt như thế nào để sếp tôn trọng mình, đánh giá cao năng lực của mình? Cư xử như thế nào mà không tạo ra sự khó chịu của nhân viên đối với mình, mà họ vẫn nghe lời nhắc nhở của mình? (Nga, 25 tuổi, Nữ, Giảng Võ, Quản lý văn phòng)

Ông Lê Anh Quân. Ảnh Đào Ngọc Thạch

Còn về việc để sếp thấy được năng lực của mình, trước hết bạn nên xuất hiện một cách tự tin khi giao tiếp hay trình bày trong nhóm làm việc. Thêm vào đó, bạn nên tình nguyện nhận thêm những dự án nằm ngoài phạm vi công việc của bạn. Thứ ba bạn cần phải trung thực với khả năng của bản thân, dám nói "không" đối với những việc ngoài khả năng.

* Có lần tôi lỡ tay làm mất dữ liệu của người đồng nghiệp, sau một thời gian thì người đó xin nghỉ việc. Hình như đồng nghiệp của tôi nghỉ việc là do tôi. Tôi rất ngại về việc này. Tôi tự nhủ là mình có nên tiếp tục công việc ở đây nữa không? Mặc dù tôi rất muốn được tiếp tục làm việc nơi này. (VO TAN, 26 tuổi, Nam, So 1, Xa Lo Ha Noi, Ke Toan)

- Bà Trương Diệu Lê - Trưởng phòng giao dịch cổ đông và hỗ trợ DN - Mekong Capital: Thật ra, nếu bạn xin nghỉ việc lúc này cũng không giải quyết được vấn đề. Theo tôi, trước tiên bạn nên tìm hiểu rõ lý do xin nghỉ việc của đồng nghiệp đó chứ không nên phỏng đoán. Trong trường hợp đồng nghiệp đó bị nghỉ việc do lỗi của bạn, hãy tìm hiểu nguyện vọng về công việc hiện tại của đồng nghiệp đồng thời giải thích để bạn ấy hiểu được lỗi gây ra là do sơ xuất. Nếu bạn đó vẫn còn nguyện vọng làm việc tại công ty, hãy mạnh dạn giải thích mọi sự việc cho cấp trên của bạn hoặc của đồng nghiệp đó để cấp trên có hướng giải quyết hợp lý.

* Tiếp xúc quá thân thiết với cấp trên thì có bị cho là xu nịnh hay không? Tôi không quá vồn vả nên cấp trên không thích lắm. Tôi phải làm sao? (nguyen thi bich phuong, 20 tuổi, Nam, khu pho 1 hiep thanh, nhan vien ban hang)

- Bà Ngô Thùy Nương - Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp - VietnamWorks.com: Không phải tất cả các nhân viên khi tiếp xúc quá thân thiết với cấp trên đều bị cho là xu nịnh. Quan trọng là cách thức bạn thể hiện sự thân thiết với cấp trên như thế nào. Cũng như những nhân viên khác, cấp trên của bạn cũng có những cảm xúc vui, buồn... của riêng họ. Nếu bạn cư xử với cấp trên đúng mực, không vụ lợi, biết quan tâm, chia sẻ với họ đúng lúc như bạn đã làm với đồng nghiệp khác thì bạn có thể tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên một cách dễ dàng.

Bà Ngô Thùy Nương đang trả lời trực tuyến các câu hỏi của bạn đọc. Ảnh Đào Ngọc Thạch

* Tôi là người rất ít nói, trong công việc thường ít trao đổi với trưởng phòng của tôi. Đó là mặt hạn chế, mặc dù rất muốn trao đổi thẳng thắn nhưng tôi rất ngại nói chuyện với trưởng phòng. Xin cho tôi cách tiếp cận với trưởng phòng một cách thân thiện và hiệu quả nhất? (Trần Văn Hải, 27 tuổi, Nam, Thủ Đức - TP HCM, nhân viên văn phòng)

- Bà Trương Diệu Lê - Trưởng phòng giao dịch cổ đông và hỗ trợ DN - Mekong Capital: Nếu email là phương thức trao đổi phổ biến ở công ty bạn, hãy thử dùng cách này nhé.

* Làm thế nào để người khác cảm thấy vui vẻ khi tôi kiểm tra, đánh giá, phê phán và điều chỉnh hành vi của họ? Chân thành cảm ơn! (Phan Hai Trieu, 23 tuổi, Nam, Xuan Duc - My Hao - Hung Yen, QA)

- Ông Lê Anh Quân - Giám đốc ngành hàng chăm sóc tóc - Công ty Unilever Vietnam: Theo tôi việc đưa những phê phán, đánh giá là rất khó vì vậy để người khác chấp nhận phê phán của mình theo hướng tích cực thì những đánh giá này phải nhằm mục đích giúp cho họ cải thiện bản thân, để họ có thể hoàn thành tốt hơn công việc của mình.

Những nhận định của bạn phải mang tính khách quan, không nên dựa trên cảm tính, hay bị tác động bởi tình cảm yêu-ghét cá nhân. Ngoài ra, bạn nên tránh phê phán người khác trước đám đông. Bạn nên chọn một không gian thích hợp, thoải mái để người khác có thể cởi mở hơn khi tiếp nhận những nhận xét của bạn.

* Làm thế nào để giữ được mối quan hệ thân thiện với đồng nghiệp trong khi họ không thân thiện với mình? (Nguyễn Viết Ngữ, 32 tuổi, Nam, Phú Vang, Thừa Thiên Huế, Chuyên viên văn phòng)

- Bà Ngô Thùy Nương - Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp - VietnamWorks.com: Bạn nên tìm hiểu lý do tại sao đồng nghiệp lại không thân thiện với bạn. Nếu nhiều đồng nghiệp đều không thân thiện với bạn thì bạn nên xem lại cách cư xử của mình có gì chưa phù hợp với họ chăng; bạn có hòa đồng với các đồng nghiệp chưa. Tính cách của mỗi người mỗi khác nên bạn phải biết được họ thuộc loại người nào để có cách giao tiếp phù hợp. Có thể họ chưa hiểu bạn nên khó có thể tỏ ra thân thiện với bạn. Bạn nên khéo léo tạo ra các cơ hội để trao đổi với các đồng nghiệp về công việc và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp trong khả năng của mình, sự chân thành của bạn có thể giúp các đồng nghiệp thay đổi cách suy nghĩ về bạn.

* Tôi đã đi làm được 2 năm nhưng từ đó đến nay tôi vẫn làm cùng 1 công việc, và công việc này nói chung là không thăng tiến, không tương lai. Vậy chương trình cho tôi hỏi tôi phải làm gì? Và làm thế nào để sếp tin tưởng giao công việc khác cho tôi. (Võ Thị Phương Thảo, 23 tuổi, Nữ, Đà Nẵng, Nhân viên thống kê)

- Bà Trương Diệu Lê - Trưởng phòng giao dịch cổ đông và hỗ trợ DN - Mekong Capital: Trước tiên, hãy tự đánh giá những điểm mạnh của bạn và cân nhắc những công việc phù hợp nhất với bạn. Sau đó, hãy thẳng thắn trao đổi với sếp về nguyện vọng của mình để cùng tìm giải pháp.

* Khi làm việc trong môi trường có nhiều tin xấu đồn nhảm vì ganh ghét thì thái độ phải như thế nào? Có nên trình bày rõ với sếp cao nhất không nếu như tin đồn ảnh hưởng đến danh dự của mình? Phải có thái độ ra sao với các đồng nghiệp (cả đồng nghiệp xấu) (nguyen thi bich hanh, 26 tuổi, Nữ, Quận Bình Tân - TPHCM, Nhân viên kỹ thuật)

- Ông Lê Anh Quân - Giám đốc ngành hàng chăm sóc tóc - Công ty Unilever Vietnam: Theo tôi trong trường hợp này bạn đừng quá chú ý đối với những tin đồn đó. Bạn hãy tập trung làm tốt công việc của mình. Bạn cũng không cần phải giải trình trước với sếp của mình trừ phi bị chính sếp chất vấn về điều đó.

* Giả sử trong cty có nhiều nhóm khác nhau, khác nhau về "quan điểm" thì nên chọn cho mình giải pháp nào: tham gia vào cả hai hay chọn cho mình nhóm có cùng quan điểm nhất? (TNT, 27 tuổi, Nữ, Hai Ba Trung, nhan vien van phong)

Ông Lê Anh Quân - Giám đốc ngành hàng chăm sóc tóc - Công ty Unilever Vietnam: Tôi có thể hiểu ý "quan điểm" của bạn theo 2 nghĩa. Nếu hiểu theo nghĩa đen tức là những quan điểm đơn thuần về cuộc sống, thói quen sinh hoạt, công việc... thì tôi nghĩ bạn cứ cư xử và sống thành thật với chính mình. Nghĩa là chọn "nhóm" có cùng quan điểm với bạn. Còn nếu hiểu theo nghĩa "bè phái" thì theo tôi bạn không nên tham gia mà hãy cứ tập trung vào công việc của mình.

* Trước đây em đang làm tốt công việc của mình ở công ty A, nhưng trong công việc em đã mắc sai lầm nên đã xin nghỉ việc. Và giờ đây em đã được GĐ công ty cho làm lại ở một công ty mới thành lập. Vậy em phải làm gì để lấy lại được tín nhiệm của GĐ và các thành viên khác? Cách cư xử với mọi người phải như thế nào? Có cần phải lấy lòng mọi người bằng vật chất không? (nguyen quoc chung, 28 tuổi, Nam, ha noi, kinh doanh)

- Bà Ngô Thùy Nương - Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp - VietnamWorks.com: Bạn đã có cơ hội tốt để lấy lại uy tín cho mình khi được công ty cũ nhận lại. Trước đây bạn đã từng mắc sai lầm, điều đó làm bạn cảm thấy không hoàn toàn thoải mái khi quay trở lại làm việc. Tuy nhiên, bạn đừng nên để điều đó làm bạn thiếu tự tin. Trái lại, sự sai lầm cũ nên tạo động cơ để bạn phấn đấu hoàn thành tốt công việc bằng tất cả năng lực mà bạn có. Không ai mà không mắc sai lầm, nhưng người đó có học được gì từ sai lầm của mình hay không mới là quan trọng. Bạn cứ cư xử với đồng nghiệp cũ như bình thường. Bạn nên làm việc thật tốt và không ngừng trao dồi kỹ năng làm việc cũng như kiến thức của bạn. Bạn đừng nên lấy lòng mọi người bằng vật chất vì điều đó có thể làm giảm giá trị của bạn trong mắt mọi người.

* Toi dang la nhan vien kinh doanh cho 1 cong ty oto cong viec tuong doi on dinh, nay muon chuyen sang lam cho cong ty oto khac trong cung he thong voi cong ty dang lam voi hy vong co dieu kien lam viec tot hon va thu nhap cung cao hon. Moi quan he giua 2 cong ty rat than thuoc va nhan vien 2 ben cung hieu ro ve nhau nen hoi kho khan khi quyet dinh, khong biet co lam ran nut quan he khong va ban lanh dao cong ty moi se suy nghi nhu the nao? Xin chuyen gia cho 1 loi khuyen. (nguyen xuan cuong, 24 tuổi, Nam, 2 nguyen thi minh khai -q1, nhan vien kinh doanh)

- Bà Trương Diệu Lê - Trưởng phòng giao dịch cổ đông và hỗ trợ DN - Mekong Capital: Bạn nên cân nhắc kỹ về cơ hội thăng tiến và mức thu nhập trong vòng 2-3 năm tới tại mỗi công ty, đồng thời tìm hiểu tiềm năng phát triển của mỗi công ty trong tương lai trước khi quyết định. Trong trường hợp hai công ty có cam kết không tuyển người của nhau, việc thay đổi công việc của bạn sẽ chắc chắn ảnh hưởng tới các mối quan hệ của hai công ty.

Thanhnien Online
(thực hiện)

Nguồn Thanh Niên: http://thanhnien.vn/gioi-tre/de-ung-xu-chuyen-nghiep-noi-cong-so-184737.html