Để tiếp cận người ngoài hành tinh, NASA làm chuyện táo bạo nào?

Tin rằng sự sống đang 'lẩn trốn' trong đại dương ngoài hành tinh của Enceladus hay Europa, kỹ sư cơ khí của NASA đã phát triển những con robot siêu nhỏ như 'sứ giả' để tìm kiếm.

Ethan Schaler - kỹ sư cơ khí từ Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA là người lên ý tưởng đầu tiên về SWIM - những "sứ giả" robot nhỏ bé, biết bơi và mang cảm biến siêu nhạy.

Ethan Schaler - kỹ sư cơ khí từ Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA là người lên ý tưởng đầu tiên về SWIM - những "sứ giả" robot nhỏ bé, biết bơi và mang cảm biến siêu nhạy.

Theo những gi được mô tả, bầy robot của kỹ sư Schaler như những chiếc máy bay giấy siêu nhỏ - nhưng tối tân - sẽ tỏa khắp đại dương ngoài hành tinh để tiếp cận các sinh vật giả thuyết nếu tồn tại trong các hành tinh khác.

Bởi NASA nghi ngờ, các sinh vật sống đang ẩn mình dưới đại dương ngoài hành tinh của Enceladus hay Europa. Những con robot này, được thiết kế rất nhỏ so với các robot mang sứ mệnh tương tự.

Nguyên nhân là vì kích thước nhỏ sẽ giúp chúng dễ dàng được đưa cả bầy xuyên qua lớp băng giá dày bên trên các đại dương của mặt trăng Sao Thổ Enceladus hay mặt trăng Sao Mộc Europa.

Càng nhiều robot được đưa xuống thì phạm vi tìm kiếm càng rộng. Khoảng 40 robot SWIM chiều dài chỉ khoảng 12 cm sẽ được gói gọn trong một ống nhỏ đường kính 25 cm của cryobot, có tác dụng như một tàu ngầm đưa chúng xuống đại dương.

Sau giai đoạn I của dự án với khoản tài trợ 125.000 USD từ quỹ Các ý tưởng sáng tạo nâng cao (NIAC) của NASA nhằm nghiên cứu tính khả thi và các phương án thiết kết, nhóm của ông vừa nhận được thêm 600.000 USD cho giai đoạn 2 nhằm tạo ra các nguyên mẫu thực sự.

Hiện, NASA vẫn chưa quyết định sẽ sử dụng những con robot này vào sứ mệnh nào, có thể là sau khi sứ mệnh Europa Clipper (dự định phóng năm 2024) mang về những dữ liệu đầu tiên về đại dương của Europa.

Mặt trăng Europa là mặt trăng nhỏ nhất trong 4 mặt trăng chính của sao Mộc. Nó có một lớp vỏ băng và lõi có thể bao gồm sắt và niken. Bầu khí quyển của nó cũng khá mỏng và loãng và được cấu tạo chủ yếu bởi oxy.

Các nhà khoa học đã xác nhận có một đại dương bên dưới bề mặt có thể tạo ra sự sống. Bởi vì sự sống là có thể, Europa đã trở thành vệ tinh thú vị nhất để khám phá trong toàn bộ hệ mặt trời.

Europa có đường kính 3.100 km, nhỏ hơn Mặt Trăng một chút. Bề mặt của Europa được tạo thành từ những kiến tạo địa chất gần đây, có nhiều vết nứt và vỉa đá. Europa có rất ít hố thiên thạch.

Enceladus là vệ tinh lớn thứ sáu của Sao Thổ. Các nhà khoa học từ lâu đã cho rằng Enceladus là một ứng cử viên sáng giá để đi tìm sự sống trong hệ Mặt Trời của chúng ta, phần lớn là vì nó có một đại dương nằm ở dưới bề mặt.

Vệ tinh này cũng có một nguồn năng lượng hóa chất có thể hỗ trợ cho sự sống. Người ta đã tìm thấy phân tử hydro, vốn chỉ có thể đến từ các phản ứng thủy nhiệt giữa các lớp đá nóng và nước ngầm bên dưới lớp vỏ băng của mặt trăng Enceladus.

Mời các bạn xem video: Phát hiện hành tinh gần chúng ta nhất có thể có sự sống. Nguồn: THĐT

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/de-tiep-can-nguoi-ngoai-hanh-tinh-nasa-lam-chuyen-tao-bao-nao-1719083.html