Đề thi và gợi ý đáp án tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tại Hải Dương năm học 2018

Chiều 4/6 các thí sinh dự thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tại Hải Dương năm học 2018 đã hoàn thành bài thi của mình trong 120 phút.

Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), toàn tỉnh Hải Dương năm nay có 24.249 học sinh lớp 9, tăng 2.756 em so với năm 2017.

Nhưng theo kế hoạch của sở, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm nay vẫn giữ nguyên như năm trước với 361 lớp, còn chỉ tiêu học sinh tăng thêm 700 em. Vì thế kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 diễn ra khá căng thẳng

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tại Hải Dương năm học 2018:

Câu 1 (2.0 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

"Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.”

(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)

1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác?

2. Trình bày hoàn cảnh ra đời của văn bản ấy.

3. Nêu ngắn gọn vẻ đẹp của người lính trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (3.0 điểm)

Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long có nhiều đóng góp cho cuộc đời nhưng lại rất khiêm nhường. Từ vẻ đẹp này của nhân vật, hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính khiêm nhường.

Câu 3 (5.0 điểm)

Cảm nhận tình yêu làng chân thực và cảm động của ông Hai qua diễn biến tâm trạng nhân vật trong văn bản “Làng” của Kim Lân (SGK Ngữ Văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam).

Gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Hải Dương năm 2018:

Câu 1:

1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ "Đồng chí" của tác giả Chính Hữu.

2. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu sáng tác năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc, in trong tập thơ Đầu súng trăng treo.

3.

- Sự khắc nghiệt của thời tiết "sương muối" - cái lạnh thấu da thấu thịt trong khi các anh chỉ có quần vá, chân không giày, khó khăn, thiếu thốn đủ thứ. Gặp nhau nơi rừng thiên nước độc, giữa tiếng đạn bom, giữa những hiểm nguy luôn rình rập, nhưng họ không hề lo sợ, nao núng tinh thần. Họ đã cùng nhau sống, chiến đấu và gắn bó thân thiết như anh em ruột thịt.

=> là động lực làm cho tình cảm của các anh thêm gắn bó keo sơn, khiến cho tình người, tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn.

- “Đầu súng trăng treo”, câu thơ ngắn gọn mà cô đọng những ý nghĩa sâu xa. Sự đối lập giữa hai hình ảnh súng và trăng, đối lấp giữa hiện tại chiến tranh ác liệt và khát vọng hòa bình tươi sáng. Giữa rừng khuya thanh vắng, các anh cùng sát bên nhau làm nhiệm vụ, ánh trăng trên cao như người bạn đồng hành cùng chiến đấu. Ánh trăng như giúp các anh tạm quên đi những ngày tháng chiến đấu vất vả, ánh trăng của khát khao hòa bình dân tộc, ánh trăng gợi nhớ về quê hương yên bình.

Câu 2:

Những điểm các em cần lưu ý:

Một số ý về đức tính khiêm nhường.

- Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử hàng ngày. Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới.

- Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được.

- Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.

Đức tính khiêm nhường của anh thanh niên thể hiện ở:

- Anh khiêm nhường nhận định công việc của mình cũng chỉ là bình thường và trân trọng những đóng góp, những hi sinh của bạn bè, đồng đội.

- Dẫn chứng: Anh đã dùng tất cả thời gian, nhiệt huyết, tâm trí, sức lực cho nhiệm vụ được giao, rảnh một chút là anh lại lấy sách ra để trò chuyện. Từ những công việc lặng lẽ âm thầm đó, anh đã góp phần trực tiếp vào chiến thắng chung của quân và dân miền Bắc.

Câu 3: Cảm nhận tình yêu làng chân thực và cảm động của ông Hai qua diễn biến tâm trạng nhân vật trong văn bản “Làng” của Kim Lân (SGK Ngữ Văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam).

Dàn ý tham khảo:

I) Mở bài:

Giới thiệu tác giả tác phẩm

- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.

- Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai – một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.

Nêu cảm nhận về tình yêu làng chân thực và cảm động của ông Hai

II) Thân bài :

Các luận cứ chứng minh tình yêu làng của nhân vật ông Hai:

* Luận cứ 1: niềm tự hào , kiêu hãnh của ông hai về làng của mình

- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:

+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em

+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá ”

* Luận cứ 2 : tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc :

- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.

- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.

- Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng , đánh trống lãng:”Hà, nắng gớm, về nào… “ rồi cúi mặt mà đi.

- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc ko ngủ dc.

- Ông nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rổi khóc.

- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

- Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko chứa chấp việt gian.

+ Luận cứ 3: Tâm trạng ông Hai ngay sau khi nghe tin làng được cải chính

– Mặt ông Hai lúc này đây lại như cứ vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.

– Thế rồi khi về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.

– Nhân vật ông Hai qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

III) Kết bài:

Người đọc sẽ không thể quên được một ông Hai quá yêu cái làng của mình như thế. Và hơn hết, nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công trong lòng độc giả một chân dung sống động, chân thực về một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha cảm động của người nông dân Việt Nam chất phác, thật thà.

Hoàng Thanh

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/de-thi-va-goi-y-dap-an-tuyen-sinh-vao-lop-10-mon-van-tai-hai-duong-nam-hoc-2018-post264400.info