Để tay dính nước chanh đi phơi nắng, cô gái phải chịu hậu quả đau đớn này

Vô tình quên rửa sạch tay sau khi vắt nước chanh, cô gái trẻ vô tư đi phơi nắng và sáng hôm sau thức dậy với bàn tay phỏng rộp da vô cùng đau đớn.

Vô tình quên rửa sạch tay sau khi vắt nước chanh, cô gái trẻ vô tư đi phơi nắng và sáng hôm sau thức dậy với bàn tay phỏng rộp da vô cùng đau đớn.

Viêm phytophotodermerm hay còn được gọi là bỏng cocktail gây ra do da dính nước chanh tiếp xúc với ánh nắng. Ảnh: Getty

Viêm phytophotodermerm hay còn được gọi là bỏng cocktail gây ra do da dính nước chanh tiếp xúc với ánh nắng. Ảnh: Getty

Mọi người thường quên rằng nước cốt chanh có thể gây bỏng nặng khi dính lên da và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Như trong trường hợp của cô Courtney Fallon ở bang Florida (Mỹ) đã có một bài học nhớ đời về điều này.

Trong một sự kiện gia đình cuối tuần vừa qua, cô đã vắt rất nhiều chanh để pha cocktail cho các vị khách. Sau đó, cô ra hồ bơi và chơi cho đến hết ngày ở đó.

Sáng hôm sau, Courtney thức dậy với những vết phồng rộp vô cùng nóng rát ở bàn tay. Tay của cô đã có triệu chứng như bị bỏng vậy và rất đau đớn.

Courtney bị bỏng nặng sau khi vắt hàng trăm trái chanh. Ảnh: Katykidk

Vết bỏng này do một tình trạng gọi là viêm phytophotodermerm gây nên, chúng xảy ra khi hóa chất có tính axit từ thực vật tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Trường hợp thông thường nhất hay xảy ra với nước cốt chanh vào mùa hè nên các bác sĩ gọi đó là bỏng cocktail. Ngoài nước cốt chanh, thì nước ép cà rốt, cần tây, quả sung và thì là cũng tạo ra hiệu ứng tương tự.

Theo lý giải khoa học, chứng viêm phytoderm là do sự tiếp xúc của furvitymarin, một loại hóa chất được tìm thấy trên bề mặt của cây cối được sử dụng cho quá trình quang hợp, với ánh sáng mặt trời, kích hoạt nên phản ứng trên da người.

Độ nặng nhẹ của chứng viêm này còn tùy thuộc vào thời gian phơi nắng nhưng thường sẽ tự khỏi sau một thời gian mặc dù gây ra nhiều đau đớn. Người bị viêm phytophotodermerm sẽ bị các mụn nước phỏng rộp trên da gây cảm giác đau rát, khi lành lại gây ngứa ngáy rất khó chịu. Chưa kể sau khi lành, phần da bị bỏng có thể xuất hiện các vết nám đen.

Mọi người thường bị bỏng cocktail trong trường hợp nấu ăn hoặc pha chế đồ uống ở ngoài trời, nhất là vào khoảng thời gian giữa trưa, lúc mặt trời cao nhất.

Những người da nhạy cảm sẽ có nhiều nguy cơ bị nặng hơn người bình thường. Tuy nhiên, chứng viêm này lại rất dễ dàng phòng tránh nếu bạn rửa tay sạch sẽ sau khi chế biến đồ ăn, thức uống. Bạn cũng có thể dùng găng tay khi làm việc nếu biết mình có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng, thương tổn.

Nếu chẳng may bị bỏng cocktail, hãy đắp một mảnh gạc lạnh lên da để làm dịu cảm giác đau rát do bị phồng rộp gây ra. Sau đó, bôi thuốc mỡ cho chỗ da bị bỏng để tránh bị nhiễm trùng và nhớ giữ vết thương cho khô ráo.

Minh Khôi (Theo Metro)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/de-tay-dinh-nuoc-chanh-di-phoi-nang-co-gai-phai-chiu-hau-qua-dau-don-nay-a279575.html