Đế quốc Tây Ban Nha - Từ gia tộc thất thế trở thành Đế quốc toàn cầu - Kỳ II

Với khát vọng dẫn đầu và chinh phục thế giới, Tây Ban Nha dần trở thành cường quốc thực dân có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới, với lãnh thổ trải dài từ California tới Patagonia, cùng các thuộc địa đến tận ở tây Thái Bình Dương...

Trong suốt tiến trình lịch sử, đế quốc Tây Ban Nha luôn chủ trương bành trướng thuộc địa của châu Âu bằng việc giao thương qua đại dương, nhờ đó được hưởng lợi từ các tài sản xâm chiếm từ các nước thuộc địa. Bên cạnh đó, vương quyền ở Tây Ban Nha đã cố gắng tạo ra và duy trì một hệ thống trọng thương khép kín cổ điển, tránh xa các đối thủ cạnh tranh và giữ sự giàu có trong đế quốc.

Đặc biệt, khi các vương quyền đã tham gia thông đồng với các nhà buôn nước ngoài đã gây những tổn thất khôn lường, trở thành rủi ro cho việc phát triển kinh tế của đế quốc Tây Ban Nha. Một trong những động cơ phát triển của nền kinh tế Tây Ban Nha và tác động toàn cầu là khai thác bạc. Hầu hết, các mỏ ở Peru và México nằm trong tay một số doanh nhân và chính quyền dẫn đến những bất cập; người dân bị áp bức, lao động cật lực tại các mỏ và đồn điền trong thời gian dài.

Sự khác biệt của chủ nghĩa trọng thương đã dẫn đến những thiếu sót trong việc phát triển kinh tế xã hội của đế quốc Tây Ban Nha. Mặc dù gặp nhiều thử thách mới nhưng người Tây Ban Nha đã tìm ra một vài ý tưởng tân tiến trong quyền tối cao độc lập, đạo luật quốc tế, chiến tranh và kinh tế để duy trì sự phát triển của mình.

Bên cạnh đó, trong quá trình xâm lược Tây Ban Nha đã đồng minh với những kẻ mạnh để nâng tầm ảnh hưởng trên thế giới. Thực hiện chủ trương chiến lược đồng hóa bằng ngôn ngữ, giống nòi, văn hóa… khi giúp đế chế La Mã chống lại người theo đạo Tin Lành; giúp đỡ về quân sự với các thuộc địa của Anh trong cuộc chiến giành độc lập Bắc Mỹ; đồng minh với Áo, Anh, Ottoman, Phổ trong chiến tranh chống lại Pháp.

Quân đội Tây Ban Nha mạnh bậc nhất thế giới, nổi tiếng với các hạm đội hải quân cùng các tướng chỉ huy tài ba. Đánh vào điểm yếu của đối thủ để triệt tiêu và thôn tính. Đầu tư vào các cuộc phát kiến địa lý để gia tăng thuộc địa. Có lộ trình chinh phạt các nước Châu Mỹ và các nước lân cận.

Nhưng với việc chủ trương tiến hành các sách lược bằng việc áp dụng quyền lực cứng, khiến đế quốc Tây Ban Nha tiếp tục sa đà vào các cuộc chiến tranh đẫm máu để tranh giành thuộc địa với các đế quốc khác. Thêm vào đó, việc trục xuất người Hồi giáo đã khiến cho Tây Ban Nha mất đi những con người tài giỏi, kiệt xuất.

Sau đó, đế quốc Tây Ban Nha đã nhận ra rằng hệ thống khép kín lý tưởng hóa không hoạt động trong thực tế. Tuy các vương quyền không làm thay đổi cấu trúc hay chủ trương thận trọng tài khóa, thương mại Ấn vẫn trên danh nghĩa của Tây Ban Nha, nhưng thực tế đã làm phong phú các quốc gia châu Âu khác.

Đến năm 1600, người Tây Ban Nha đã có một đế quốc rộng lớn nhất thế giới, nhưng dần dần họ để mất quyền lực. Vua Philip chống Tân giáo ở châu Âu khiến ông lao vào các cuộc chiến tranh tốn kém, ngốn hết số vàng bạc khai thác được từ châu Mỹ.

Năm 1621, con trai của Philip III là Philip IV nối ngôi. Sự trị vì của Philip IV là một thảm họa. Việc Tây Ban Nha ủng hộ phe Thiên Chúa giáo trong Chiến tranh Ba mươi năm và các cuộc chiến tranh chống nước Pháp đã làm Tây Ban Nha vô cùng tốn kém và càng lún sâu vào nợ nần. Philip III làm vua Tây Ban Nha trong 23 năm, nhưng mối quan tâm thực sự của ông là tôn giáo chứ không phải chính trị. Trong thời trị vì của ông, Tây Ban Nha bắt đầu để mất vị thế một cường quốc châu Âu và nước thực dân lớn trên thế giới. Sau một thế kỷ phát triển huy hoàng, Tây Ban Nha bước vào giai đoạn suy tàn kéo dài do họ không chịu thừa nhận thời thế đang đổi thay và không thể thích nghi được với điều đó.

Đến thời đại Bourbon, các cải cách kinh tế đã tìm cách đảo ngược mô hình khiến Tây Ban Nha bị bần cùng hóa, không có khu vực sản xuất và hàng hóa của các thuộc địa được cung cấp bởi các quốc gia khác. Nỗ lực tái cấu trúc để thiết lập hệ thống giao dịch khép kín bị cản trở bởi các điều khoản của Hiệp ước Utrecht năm 1713. Hiệp ước này, đã cắt bớt những lãnh thổ còn lại của Tây Ban Nha ở Ý và các quốc gia thuộc vùng đất thấp. Nhằm chấm dứt chiến tranh kế vị, Tây Ban Nha cho ứng cử viên Bourbon giành ngai vàng với một điều khoản cho người Anh buôn bán nô lệ châu Phi hợp pháp sang Tây Ban Nha và Mỹ.

Chế độ quân chủ Bourbon với cách tiếp cận thận trọng, dựa vào quan hệ quốc tế và liên minh gia tộc với Bourbon Pháp để thực thi chương trình đổi mới thể chế. Nhưng do những bất đồng thường xuyên với các thế lực thù địch đã gây nên các cuộc chiến về lãnh thổ góp phần không nhỏ vào sự suy tàn của đế quốc Tây Ban Nha.

Trước khi trở thành đế quốc toàn cầu, Tây Ban Nha từng trở thành thuộc địa người Phoenici và Hy Lạp trong một khoảng thời gian dài từ vào năm 500 – 300 TCN. Sau đó, trong chiến tranh Punic với ba cuộc chiến căng thẳng, quyết liệt diễn ra trong giai đoạn từ năm 264 -146 TCN giữa La Mã cổ đại và Carthage ảnh hưởng các thành phố ở Tây Ban Nha. Đế chế La Mã sáp nhập các thuộc địa thương mại của người Carthage và ràng buộc bằng luật pháp, ngôn ngữ La Mã. Từ đó, La Mã từ một quyền lực có tính khu vực trở thành một đế chế trên toàn thế giới. Từ thế kỷ thứ V, trên đà đế chế La Mã sụp đổ, người Visigoth, Suebi, Vandal và Alan đã vượt qua dãy núi Pyrenees để tiến vào Tây Ban Nha.

Đến năm 1492, với khát vọng dẫn đầu và chinh phục thế giới, vua Ferdinand và hoàng hậu Isabella đầu tư cho những chuyến thám hiểm của Christopher Columbus – họ tìm kiếm tuyến đường biển mới tới Ấn Độ và Trung Quốc, rồi tìm ra châu Mỹ. Từ đó, mở đầu thời kỳ xâm chiếm thuộc địa của Tây Ban Nha, dẫn tới sự sụp đổ các đế quốc của người Aztec, Maya và Inca.

Năm 1515, vương quốc Navarre sáp nhập với vương quốc Castile, cuối cùng Ferdinand trở thành vua của một nước Tây Ban Nha thống nhất. Từ đó, Tây Ban Nha trở thành cường quốc thực dân có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới với lãnh thổ trải dài từ California tới Patagonia, cùng các thuộc địa đến tận ở tây Thái Bình Dương.

Trong thời gian này, dưới sự trị vì Charles V - vị vua đầu tiên của gia tộc Habsburg - người cai trị quyền lực nhất châu Âu, Tây Ban Nha bước vào thời hoàng kim. Ông kế thừa bao gồm các lãnh thổ Tây, Trung và Nam Âu và các thuộc địa Tây Ban Nha ở châu Mỹ và châu Á. Bên cạnh đó, đế quốc Tây Ban Nha có thể vươn tới đỉnh cao đóng là nhờ vào đường lối lãnh đạo đúng đắn của hai vị vua của gia tộc Habsburg là Carlos I và Felipe II.

Gia tộc Habsburg đã dành sự giàu có của người Castilla và người Mỹ trong các cuộc chiến tranh trên khắp châu Âu. Nhưng dưới sự cai trị của gia tộc Habsburg, Tây Ban Nha đã liên tiếp vướng vào những cuộc xung đột về chính trị, tôn giáo, gây ra nhiều hậu quả về kinh tế. Sự thiết lập nền thống trị độc tài – chủ nghĩa đế quốc, các vương quyền của gia tộc Habsburg đã thu thập tài nguyên của các thuộc địa và nắm giữ quyền lực về chính trị, quân sự đã kiến những tranh chấp, xung đột thường xuyên xảy ra.

Đế quốc Tây Ban Nha tiếp tục mở rộng dưới thời vua Philip II (1556 -1598) chiếm hầu hết các. Hầu hết quần đảo Philippines. Lúc này, người Tây Ban Nha ép dân bản xứ châu Mỹ khai thác vàng và bạc, rồi chuyển về nước. Trở nên giàu có nhờ tài sản thu hoạch từ các thuộc địa nhưng Tây Ban Nha bị lôi kéo vào các cuộc chiến tranh tôn giáo và các cuộc chiến với nhiều quốc gia châu Âu khác dẫn tới những tổn thất nặng nề về kinh tế.

Đến năm 1668, Charles II tiếp quản đất nước, trong 35 năm nắm quyền cho đến lúc mất, ông được mô tả như một vị quân vương oai phong nhưng lại không thể giúp đế quốc Tây Ban Nha giữ vững vị thế của mình. Ông không có con kế vị và là nhà vua Tây Ban Nha cuối cùng của gia tộc Habsburg. Năm 1713, Tây Ban Nha để mất thuộc địa ở Ý cùng với Gibraltar và Bỉ. Gia tộc Habsburg để mất Tây Ban Nha về tay dòng họ Bourbon.

Vào thế kỷ thứ XVIII, gia tộc Habsburg đã cố gắng đảo ngược tiến trình dưới thời các vị vua Bourbon. Nhưng họ lại theo đuổi các cuộc chiến tranh để duy trì và mở rộng lãnh thổ, bảo vệ đức tin Công giáo và dập tắt đạo Tin lành nhằm đánh bại sức mạnh Ottoman nhưng không thành.

Sau đó, Tây Ban Nha bị đặt vào vòng phong tỏa của Đế quốc Anh. Trong khi đó, các ủy ban hành chính tuyên bố ủng hộ Fernando và họ mong có được nhiều quyền tự trị từ Madrid với một bản hiến pháp tự do. Năm 1812, Cádiz Cortes đã thành lập bản hiến pháp đầu tiên của nước Tây Ban Nha. Đến năm 1873, nền cộng hòa đầu tiên ở Tây Ban Nha được thành lập.

Vào cuối thế kỉ 19, những phong trào dân tộc bùng nổ ở Cuba và Philippines, gây ra những cuộc chiến tranh đòi độc lập. Hoa Kỳ đã can thiệp vào các nước này và vào năm 1898, cuộc chiến tranh Hoa Kỳ - Tây Ban Nha bùng nổ. Kết quả là Tây Ban Nha đã mất nốt những thuộc địa cuối cùng của mình là Philippines, Guam ở châu Á và Cuba, Puerto Rico ở biển Caribbean.

Sau một giai đoạn bất ổn chính trị đầu thế kỷ 20, Tây Ban Nha bị rơi vào cuộc nội chiến đẫm máu năm 1936. Cuộc chiến kết thúc với sự hình thành của một nền độc tài dân tộc đứng đầu bởi Francisco Franco, chế độ của Francisco Franco đã kiểm soát quốc gia cho đến năm 1975. Tây Ban Nha là quốc gia trung lập trong Chiến tranh thế giới II.

Đế quốc Tây Ban Nha trải qua một thế kỷ huy hoàng và hưng thịnh, rồi bước vào một thế kỷ suy tàn vì không thể duy trì nền tảng cốt lõi để thành công trường tồn. Khi khát vọng lớn bị tha hóa bởi lòng tham và niềm tin mù quáng của người đứng đầu - mở đường cho sự bạo tàn, phung phí tiền của, sức lực vào những cuộc chiến tranh đẫm máu nhằm phân chia lãnh thổ, sự ảnh hưởng. Ở đế quốc này, tuy có sự học hỏi và sáng tạo nhưng còn nhỏ giọt, hạn hẹp, thiên lệch, thiếu đội ngũ tinh hoa kế thừa và phát triển những nền tảng sẵn có. Đặc biệt, ở đế quốc này luôn xảy ra những mâu thuẫn, xung đột về tôn giáo, chính trị giữa tầng lớp vương quyền và người dân. Họ chưa thực sự tìm ra cho mình một chiến lược – mô hình vận hành thể chế đúng đắn, thích hợp để có thể đoàn kết dân tộc nhằm thực hiện khát vọng chung. Chính những lý do ấy đã đẩy đế quốc Tây Ban Nha đến bờ vực của sự lụi tàn. Thất bại của đế quốc Tây Ba Nha đã trở thành bài học đắt giá cho các quốc gia, dân tộc; bởi ở những thời điểm lịch sử, có tính chất quyết định thì khát vọng lớn cần được thể hiện đúng đắn, trọn vẹn cùng với sự học hỏi vô cùng tận, với tầm nhìn – chiến lược – mô hình vận hành thích hợp để huy động mọi nguồn lực hướng đến việc thực hiện cho khát vọng chung của dân tộc. Dẫu đế quốc Tây Ban Nhan lụi tàn, nhưng đã để lại dấu ấn sâu đậm về sự nỗ lực học hỏi, khám phá và tìm tòi thông qua những chuyến thám hiểm của Christopher Columbus đã tìm ra châu Mỹ - một châu lục mới góp phần thay đổi lịch sử thế giới.

(Đón đọc kỳ sau: Đế quốc Hà Lan – Từ thành phố vô danh thành Đế quốc toàn cầu.)

P.V

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/kinh-te/de-quoc-tay-ban-nha-tu-gia-toc-that-the-tro-thanh-de-quoc-toan-cau-ky-ii-1730829.tpo