Đế quốc Hà Lan – Từ thành phố vô danh thành Đế quốc toàn cầu – Kỳ II

Cũng như đế chế Tây Ban Nha, đế quốc Hà Lan vươn lên cực thịnh dẫn đầu thế giới, rồi suy vong, cũng bởi không duy trì được những giá trị cốt lõi.

Bên cạnh tinh thần sáng tạo không ngừng thì chính chiến lược đúng đắn và sự đoàn kết vì mục tiêu chung đã tạo lập nên đế quốc Hà Lan hùng mạnh, ảnh hưởng trong thời kỳ hoàng kim thế kỷ XVII.

Hiến pháp hoàn chỉnh đầu tiên của Hà Lan có giá trị toàn quốc ra đời năm 1579. Hiến pháp hiện nay của Hà Lan kế thừa Hiến pháp năm 1815, được sửa đổi nhiều lần. Năm 1983, Hiến pháp được viết lại hoàn toàn mới, hủy bỏ và bổ sung nhiều điều khoản. Hiến pháp là nền tảng pháp lý của Hà Lan, quy định những nguyên tắc chính của nhà nước Hà Lan gồm: chế độ quân chủ; nền dân chủ thông qua đại diện; chế độ pháp quyền và phi tập trung hóa. Theo Hiến pháp, Hà Lan xây dựng chế độ quân chủ lập hiến từ năm 1815 và dân chủ nghị viện từ năm 1848. Hiến pháp năm 1848 mở đầu thời kỳ quân chủ lập hiến (nhà vua không chịu trách nhiệm về các hoạt động của chính phủ mà các bộ trưởng phải có trách nhiệm giải trình với Nghị viện) và việc bầu trực tiếp Hạ viện.

Hà Lan là nước có nền kinh tế phát triển khá sớm và một nền thương mại hàng hải hùng hậu. Tuy xâm nhập vào vùng biển Thái Bình Dương sau người Bồ Đào Nha, nhưng Hà Lan đã dần vươn lên chiếm ưu thế ở vùng này vào thế kỷ XVII. Ở các thành phố của Hà Lan, đặc biệt ở thành phố Amsterdam trong thời kỳ hoàng kim, được nhiều chuyên gia kinh tế và tài chính xem là hình mẫu mang tính hiện đại đầu tiên ở Châu Âu với nhiều đặc tính cơ bản của một trung tâm tài chính quốc tế đã trở thành phổ biến ngày nay tại nhiều thành phố trên thế giới như New York, Mumbai, Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải, Tokyo...

Amsterdam – Thủ đô Hà Lan với hệ thống kênh đào chằng chịt nhưng rất khoa học và không chỉ trở thành nét văn hóa du lịch độc đáo mà còn trở thành một trong những cảng quan trọng nhất trên thế giới trong thời kỳ hoàng kim của Hà Lan; ngày nay Amsterdam là Di sản thế giới được UNESCO công nhận

Amsterdam – Thủ đô Hà Lan với hệ thống kênh đào chằng chịt nhưng rất khoa học và không chỉ trở thành nét văn hóa du lịch độc đáo mà còn trở thành một trong những cảng quan trọng nhất trên thế giới trong thời kỳ hoàng kim của Hà Lan; ngày nay Amsterdam là Di sản thế giới được UNESCO công nhận

Cùng thời điểm này, các nước châu Âu bị lôi cuốn vào việc thám hiểm vùng đất phương Nam rộng lớn – được gọi là Terra Australis Incognita. Từ trung tâm điều hành Batavia, công ty Đông Ấn Hà Lan đã nỗ lực khám phá lục địa phương Nam huyền thoại vì lợi ích thương mại. Người Hà Lan đã đặt chân khám phá lục địa này trong suốt thế kỷ XVII và đặt tên nó là New Holland. Trong số những chuyến đi của người Hà Lan về phương Nam, chuyến thám hiểm của Abel Tasman là quan trọng nhất. Nhưng vùng bờ biển phía Tây cằn cỗi, thưa thớt không đem lại triển vọng gì cho Hà Lan. Do đó, Hà Lan đã bỏ lỡ việc dấu ấn của mình là người đầu tiên khám phá đầy đủ lục địa phương Nam rộng lớn này.

Để củng cố bởi sức mạnh của ngành vận tải người Hà Lan đã mở rộng giao thương bằng hàng hải. Cùng với Anh, Hà Lan bước đầu xây dựng tài sản thuộc địa trên cơ sở của nhà nước tư bản gián tiếp của công ty chủ nghĩa thực dân như công ty Công ty Đông Ấn Hà Lan và Công ty Tây Ấn Hà Lan vào đầu thế kỷ XVII. Chúng được coi là các công ty thương mại hàng hải lớn nhất và rộng lớn nhất vào thời điểm đó; từng nắm giữ độc quyền ảo trên các tuyến vận tải chiến lược của châu Âu về phía tây qua Nam bán cầu quanh Nam Mỹ qua eo biển Magellan và phía đông châu Phi, qua Mũi Hảo Vọng. Sự thống trị của các công ty về thương mại toàn cầu đã góp phần rất lớn vào một cuộc cách mạng thương mại và sự nở rộ văn hóa ở Hà Lan ở thế kỷ XVII - thời kỳ hoàng kim của Hà Lan. Trong quá trình tìm kiếm các tuyến thương mại mới giữa châu Á và châu Âu, các nhà hàng hải Hà Lan đã khám phá và lập bản đồ cho các khu vực xa xôi như New Zealand, Tasmania và một phần của bờ biển phía đông Bắc Mỹ.

Với chủ trương bành trướng thuộc địa, xâm lược các vùng đất để mở rộng lãnh thổ, Hà Lan đã xây dựng một trong các lực lượng quân đội, đặc biệt là hải quân tinh nhuệ. Hải quân Hà Lan có một hạm đội gồm 15.000 thuyền và 15 vạn người phục vụ, là các thuyền chiến được trang bị và đóng vững chãi, lực lượng hải quân Hà Lan không ngừng lớn mạnh. Ưu thế vượt trội về phương tiện vận chuyển này là nhân tố quan trọng giúp Hà Lan giành phần thắng trong các cuộc thương chiến, khám phá và chinh phục đất đai cũng như cướp bóc thuộc địa, đồng thời nhanh chóng trở thành "người chở hàng trên biển" với lực lượng tàu chở hiện đại bậc nhất. Không chỉ các thương nhân mà những nhà thám hiểm, đã có trong tay những bản đồ cập nhật, đáng tin cậy để dự trù những lộ trình ngắn nhất, ít rủi ro nhất cho hàng hóa và thỏa mãn óc phiêu lưu của họ.

Ở thời điểm này, Hà Lan đã trở thành trung tâm phổ biến tri thức hàng hải, tập trung các nhà quan trắc địa lý, các nhà bản đồ học tiên tiến nhất của thời đại

Đến năm 1614, hạm đội Hà Lan đã sử dụng nhiều thủy thủ hơn tổng các hạm đội Tây Ban Nha, Pháp, Anh và Scotland. Hà Lan chiếm thế thượng phong trong các cuộc chiến tranh giành thuộc địa, vùng biển nhờ họ phát minh ra một loại thuyền đáy phẳng, có sức chứa lớn và luồn lách vào được các sông cạn. Ngày nay, Hà Lan lại một lần nữa là quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực hàng hải với đội tàu nội địa lớn nhất châu Âu và là nhà sản xuất hàng đầu các du thuyền cao cấp và tàu chuyên dụng trên toàn cầu. Bên cạnh đó, Hà Lan đã dựa vào lực lượng đó để xây dựng nền độc quyền thương mại với Amsterdam là trung tâm. Nó vươn rộng ra vùng Baltic (bao gồm cả Thụy Điển và Đan Mạch), khám phá vùng đất mới Bắc Mỹ (giữa vùng đất New England và Virginia), những quần đảo thuộc Caribean, Guiana, dọc bờ biển Brazil, mũi Hảo Vọng cũng như kiểm soát con đường thương mại sang Viễn Đông, và gạt bỏ ảnh hưởng của Bồ Đào Nha tại khu vực này.

Sau những cuộc đấu tranh kéo dài, người Hà Lan chiến thắng và trở thành một trong những nhà tư bản đầu tiên trên thế giới. Đế quốc Hà Lan đã tăng trưởng và mở rộng, đạt đến đỉnh điểm của nó trong thời kỳ hoàng kim Hà Lan trong thế kỷ XVII, phát triển thành một cường quốc kinh tế lớn và thủy thủ thế giới. Nghệ thuật, quân sự và khoa học của họ là nhất thế giới trong giai đoạn này. Người Hà Lan có các thuộc địa ở châu Phi, châu Á, Nam Mỹ và Bắc Mỹ.

Vào thời trung cổ, Hà Lan được chia thành những vùng tự trị dưới quyền của các lãnh chúa phong kiến, dưới thời trị vì của vua Karel đệ V những vùng tự trị này kết hợp với vùng đất thuộc Bỉ và Luxembourg gọi là Lage Lande và bị sát nhập vào đế quốc Bourgon và Habsburg.

Người sáng lập ra Vương triều Hà Lan là hoàng tử Willem Van Oranje (1533-1584). Hoàng tử đã lãnh đạo những vùng tự trị miền bắc Hà Lan thực hiện cuộc chiến tranh giành độc lập từ Tây Ban Nha. Cuộc chiến tranh này kéo dài hơn 80 năm và kết thúc năm 1648. Lịch sử Hà Lan gọi giai đoạn này là "Cuộc chiến tranh 80 năm", kết thúc bằng hiệp ước Munster năm 1648 đánh dấu sự ra đời của quốc gia độc lập "Cộng hòa thống nhất bảy xứ Hà Lan" gồm 7 vùng tự trị là Holland, Zeeland, Utrecht, Friesland, Groningen, Overijssel và Gelderland.

Đến cuối thế kỷ XVI, Amsterdam trở thành cảng tấp nập nhất châu Âu, với nhiều nhà kho, ngân hàng, thương xá và rất nhiều thương thuyền. Sau khi bị Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha loại khỏi Nam Mỹ, người Hà Lan lên đường sang Viễn Đông. Họ thành lập một Công ty Đông Ấn cho các thương gia của mình và kiểm soát buôn bán từ quần đảo Hương liệu hay "Đông Ấn", chiếm đảo Java và quần đảo Molucca từ tay người Bồ Đào Nha.

Thời kỳ phát triển rực rỡ của Hà Lan, Hà Lan dẫn đầu thế giới về thương mại, công nghiệp, nghệ thuật, khoa học và quân sự; đội thương thuyền thống trị thế giới và thuộc địa rộng lớn; trung tâm tài chính lớn nhất thế giới với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, thị trường chứng khoán đầu tiên trên thế giới. Năm 1602, Công ty Đông Ấn Hà Lan ra đời, là tập đoàn đa quốc gia đầu tiên trên thế giới và là tập đoàn thương mại lớn nhất thế giới trong thế kỷ XVII. Năm 1621, Hà Lan lập Công ty Tây Ấn. Đông Ấn đã giúp Hà Lan thống trị thị trường Châu Á trong hai thế kỷ. Amsterdam, Utrecht và Rotterdam trở thành các thành phố cảng thương mại quan trọng.

Tham vọng đế quốc của người Hà Lan đã được củng cố bởi sức mạnh của ngành vận tải biển hiện tại của họ, cũng như vai trò chính của họ trong việc mở rộng giao thương hàng hải giữa châu Âu và Phương Đông. Trong quá trình tìm kiếm các tuyến thương mại mới giữa châu Á, châu Âu, các nhà hàng hải Hà Lan đã khám phá, lập bản đồ cho các khu vực xa xôi như New Zealand, Tasmania và một phần của bờ biển phía đông Bắc Mỹ.

Đế quốc Hà Lan đã chủ trương bành trướng thuộc địa, xâm lược các vùng đất để mở rộng lãnh thổ, vơ vét của cải, tài nguyên khoáng sản, họ đã tiến hành một loạt các cuộc chiến tranh để mở rộng và củng cố các vùng chiếm hữu của họ tại các đảo khác. Công ty Đông Ấn Hà Lan và Công ty Tây Ấn Hà Lan đã thành lập các thuộc địa và trạm mậu dịch trên khắp thế giới. Người Hà Lan định cư tại Bắc Mỹ từ khi thành lập Tân Amsterdam tại phần phía nam của đảo Manhattan vào năm 1614, lập thuộc địa Cape tại Nam Phi vào năm 1652, thuộc địa Suriname tại Nam Mỹ, thuộc địa Đông Ấn Hà Lan (nay là Indonesia) tại châu Á, và sở hữu trạm mậu dịch với phương Tây duy nhất tại Nhật Bản là Dejima.

Năm 1672 – trong lịch sử Hà Lan được gọi là Rampjaar (năm thảm họa) – Cộng hòa Hà Lan đồng thời tham chiến với Pháp, Anh và ba giáo phận Đức. Trên biển, người Hà Lan ngăn chặn thành công hải quân của Anh và Pháp tiến vào bờ biển phía tây. Tuy nhiên, trên bộ Hà Lan gần như bị chiếm lĩnh trước các đội quân Pháp và Đức đến từ phía đông. Người Hà Lan đảo ngược tình thế bằng cách làm ngập nhiều phần của Holland, song không bao giờ có thể khôi phục vinh quanh như trước đó.

Bản đồ các tài sản thuộc địa của Hà Lan vào khoảng năm 1840. Bao gồm Đông Ấn Hà Lan, Curaçao và các đảo phụ cận, Suriname và Bờ biển vàng Hà Lan

Cuối thế kỷ XVIII, Pháp chiếm đóng Hà Lan và thành lập nước Cộng hòa Batavia. Một vài năm sau, Hà Lan bị sáp nhập vào Pháp. Napoleon đã biến nước cộng hòa này thành vương quốc Hà Lan. Đến năm 1813, Hà Lan giành lại được độc lập, nhưng lại xảy ra nội chiến giữa hai phe Cộng hòa và nhóm ủng hộ hoàng gia. Kết quả là nhóm Cộng hòa bị thua. Năm 1815, miền Bắc và miền Nam Hà Lan - ngày nay là lãnh thổ Hà Lan và Bỉ - sáp nhập lại thành Vương quốc Hà Lan dưới sự trị vì của Vua Willem Frederik. Năm 1830, miền Nam Hà Lan tách ra để thành lập Vương quốc riêng, là Vương quốc Bỉ hiện nay. Vua Willem đệ tam qua đời năm 1890 mà không có con trai để nối ngôi. Dưới quyền nhiếp chính của thái hậu Emma, nữ hoàng Wilhelmina bắt đầu lãnh đạo đất nước.

Thế kỷ XVIII, đế quốc thực dân Hà Lan bắt đầu suy tàn do Chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ tư 1780-1784, trong đó Hà Lan mất một số tài sản thuộc địa và độc quyền thương mại cho Đế quốc Anh. Tuy nhiên, các phần chính của đế chế vẫn tồn tại cho đến khi xuất hiện sự phân rã toàn cầu sau Thế chiến II (1939 - 1945), cụ thể là Đông Ấn (Indonesia) và Dutch Guiana (Surinam). Ba lãnh thổ thuộc địa cũ ở các đảo Tây Ấn xung quanh Biển Caribê, Argentina, Curaçao và Sint Maarten, vẫn là các quốc gia cấu thành đại diện trong Vương quốc Hà Lan.

Cũng như những đế chế Tây Ban Nha, đế quốc Hà Lan rồi cũng suy vong cũng bởi không duy trì được những giá trị cốt lõi - Khát vọng lớn, chủ trương thống trị vùng biển nhưng vì lòng tham, áp đặt quá nhiều hiệp ước có lợi cho riêng Hà Lan dẫn đến những mâu thuẫn giữa các cường quốc; sự sáng tạo phục vụ cho mục đích xâm chiếm thuộc địa, việc phát triển kinh tế, công nghiệp thiếu tính bền vững cũng như tập trung phát triển kinh tế, công nghiệp cho chiến tranh xâm lược đã khiến cho Đế quốc Hà Lan không thể kiểm soát, dần dần làm mất vị thế cường quốc và suy thoái; việc thực hiện sách lược phát triển hải quân hùng mạnh, tuy nhiên lại thiếu tính bền vững, công nghiệp đóng tàu phát triển không theo kịp các nước khác đã khiến cho Hà Lan gặp thất bại trong các cuộc chiến tranh với các đế quốc.

(Đón đọc kỳ sau: Đế quốc Anh – Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn.)

P.V

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/kinh-te/de-quoc-ha-lan-tu-thanh-pho-vo-danh-thanh-de-quoc-toan-cau-ky-ii-1737984.tpo