Để doanh nghiệp sớm phục hồi sau dịch

Ngay sau khi dịch COVID-19 được khống chế trong nước, tỉnh Ninh Bình đã triển khai hàng loạt các giải pháp để tái khởi động lại nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng ổn định sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của dịch bệnh vẫn đang 'ghìm chân' một số ngành kinh tế của tỉnh, đòi hỏi các ngành, các cấp cần đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp để giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới, mở rộng thị trường nội địa nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho xuất khẩu vào các thị trường nước ngoài khi các nước nới lỏng cách ly.

Dây chuyền sản xuất của Công ty cổ phần may Văn Phú (Nho Quan). Ảnh: Anh Tuấn

Theo báo cáo củacác doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, tính đến ngày 31/5, toàn tỉnh có 25doanh nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 với tổng số lao độngbị ảnh hưởng là 17.667/35.893 lao động làm việc tại doanh nghiệp. Trong đó,3.613 lao động bị chấm dứt hợp đồng, 6.260 lao động ngừng việc và 7.797 laođộng nghỉ việc luân phiên.

Trong tháng 5, các doanh nghiệp trong khu côngnghiệp đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khókhăn về đơn hàng cũng như nguồn nguyên liệu, một số ngành chủ lực như ô tô,camera module vẫn duy trì hoạt động nhưng giảm bớt số lao động (như Công tyTNHH MCNex Vina) hoặc tăng thêm 1 ngày nghỉ trong tuần; chấm dứt hợp đồng vơímột bộ phận lao động (như Công ty cổ phần Ôtô Thành Công Ninh Bình). Một sốcông ty tạm hoãn việc thực hiện hợp đồng lao động hoặc không gia hạn hợp đồngvới những lao động hết thời hạn như Công ty TNHH May Nien Hsing, Công ty TNHHMCNex Vina, Công ty TNHH ADM 21 Việt Nam... Nhiều doanh nghiệp đang duy trì chongười lao động nghỉ luân phiên để đợi đơn hàng.

Hiện tại, cácdoanh nghiệp trong các khu công nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn để duy trìsản xuất và đảm bảo đời sống cho người lao động. Điều này thể hiện qua việc cácchỉ tiêu kinh tế đều sụt giảm đáng kể. Theo số liệu thống kê từ Ban quản lý cáckhu công nghiệp tỉnh, doanh thu tháng 5 ước đạt 4.220 tỷ đồng, giảm 27% so vơícùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt 22.680 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ;giá trị xuất khẩu tháng 5 ước đạt 120 triệu USD, giảm 29% so với cùng kỳ. Luỹkế 5 tháng đầu năm ước đạt 590 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ.

Như vậy, so vơícùng kỳ năm 2019, các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh đều có biến độngsụt giảm như may mặc, ô tô, phân bón, điện tử... Cụ thể như: Xe ô tô ước đạt4.500 chiếc, giảm 31% so với cùng kỳ, lũy kế 5 tháng ước đạt 21.721 chiếc giảm17% so với cùng kỳ. Các sản phẩm linh kiện điện tử giảm mạnh như: Camera modulước đạt 13 triệu sản phẩm, giảm 23% so với cùng kỳ, lũy kế 5 tháng ước đạt 59triệu sản phẩm, giảm 15% so với cùng kỳ; linh kiện điện tử ước đạt 1.634 nghìnsản phẩm, giảm 58% so với cùng kỳ, lũy kế 5 tháng ước đạt 15.517 nghìn sảnphẩm, giảm 30% so với cùng kỳ.

Ngành may mặc vàgiầy da cũng đang đứng trước những khó khăn lớn khi thiếu đơn hàng, thị trườngxuất khẩu ở một số quốc gia vẫn đóng băng khiến sản lượng buộc phải thu hẹp.Theo đó, sản phẩm may mặc ước đạt 609 nghìn sản phẩm, giảm 68% so với cùng kỳ,lũy kế 5 tháng ước đạt 5.363 nghìn sản phẩm, giảm 36% so với cùng kỳ; may đồthể thao ước đạt 160 nghìn sản phẩm, giảm 48% so với cùng kỳ, lũy kế 5 thángước đạt 808 nghìn sản phẩm, giảm 50% so với cùng kỳ; giầy, dép vải ước đạt1.065 nghìn sản phẩm, giảm 42% so với cùng kỳ, lũy kế 5 tháng ước đạt 10.806nghìn sản phẩm, tăng 15% so với cùng kỳ.

Một số sản phẩm công nghiệp hiếm hoi trên bảngthống kê của ngành chức năng có doanh số tăng là kính nổi ước đạt 32.358 tấnsản phẩm, tăng 10% so với cùng kỳ, lũy kế 5 tháng ước đạt 180.979 tấn, tăng 22%so với cùng kỳ; clinker ước đạt 412 nghìn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ nhưng luỹkế 5 tháng ước đạt 1.791 nghìn tấn, giảm 8% so với cùng kỳ. Điều này cho thâýnhững khó khăn mà ngành công nghiệp trong tỉnh đang phải đối mặt.

Để doanh nghiệptrong các khu công nghiệp sớm ổn định sản xuất, kinh doanh, ông Hoàng Đức Long,Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho biết: Thực hiện sự chỉ đạo củaUBND tỉnh, Ban đã hỗ trợ các doanh nghiệp tiến hành các biện pháp kê khai, hoànchỉnh hồ sơ, thủ tục để được hưởng các hỗ trợ của Chính phủ và của tỉnh vềthuế, tài chính, tiền thuê đất... Giữ mối liên hệ chặt chẽ với các chủ doanhnghiệp, kịp thời tháo gỡ, giải quyết các khó khăn cho doanh nghiệp đảm bảo ổnđịnh sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống cho người lao động.

Cùng với đó, Bancũng đề nghị các chủ doanh nghiệp đảm bảo trả lương cho người lao động theođúng quy định của Bộ luật Lao động đối với trường hợp nghỉ việc do thiên tai,dịch bệnh. Đối với công nhân trong các khu công nghiệp phải nghỉ việc, ngừngviệc được kê khai danh sách người lao động mất việc tại nơi cư trú để đượchưởng hỗ trợ của Chính phủ.

Ông Hoàng TrungKiên, Giám đốc Sở Công thương cho rằng: Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệphiện nay dẫn đến sản xuất cầm chừng, xuất khẩu tiếp tục đà suy giảm là do mộtsố mắt, khâu trong chuỗi sản xuất khép kín của doanh nghiệp đa quốc gia đang bị“đứt gãy” dẫn đến sản xuất gián đoạn, cầm chừng. Thị trường xuất khẩu vẫn chưacó dấu hiệu phục hồi, các đơn hàng mới hiếm hoi. Chính vì vậy, Sở Công thươngcũng đã chỉ đạo các phòng chức năng bám sát sự chỉ đạo của Bộ Công thương đểhướng dẫn các doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng mới của thị trường. Có thôngđiệp rõ ràng và cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, đặttrong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng của người dân đang hồi phục nhưng chưa đượcnhư kỳ vọng, vấn đề thị trường đang là thách thức lớn đối với các doanh nghiệptrong quá trình hồi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch. Chính vì vậy, cácngành, các cấp cũng rất cần có các giải pháp nhằm khơi thông thị trường trongnước, hướng sự hỗ trợ của Chính phủ vào các gói kích cầu tiêu dùng nhằm giảiquyết hàng tồn kho, tạo động lực cho sản xuất.

Nguyễn Thơm

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/ie-doanh-nghiep-som-phuc-hoi-sau-dich-20200602083418638p2c20.htm