Để con không có vết bớt - chàm xấu xí, mẹ bầu cần chú ý điều này!

Các vết bớt - chàm thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên lại khiến ngoại hình của em bé trở nên xấu xí, khác thường. Điều đó làm trẻ tự ti, mặc cảm...

Ngày nay khoa học công nghệ phát triển, các bác sĩ có thể chẩn đoán dị tật thai nhi ngay từ những tuần đầu trong bụng mẹ. Tuy nhiên cũng có những dị tật mà công nghệ hiện đại đến mấy cũng không thể phát hiện được trong quá trình siêu âm. Đó là các vết bớt - chàm. Đây là một dạng bệnh dị ứng được hình thành do phản ứng của các biểu bì ở những bé có cơ địa nhạy cảm với các yếu tố khác.

Có 2 loại bớt: bớt tạo thành từ các mạch máu và bớt sắc tố. Nốt ruồi cũng có thể coi là vết bớt. Nhìn bằng mắt thường, bớt - chàm ở trẻ sơ sinh thường có 3 màu: màu đen, màu đỏ và màu lục lam.

Vết bớt - chàm đen: Chủ yếu là các nốt ruồi có sắc tố. Chúng tương đối nhỏ. Một số nốt ruồi có thể có lông. Loại bớt này thường phát triển chậm và không thể mất đi. Nếu thấy nốt ruồi đen này phát triển bất thường, ngày càng to ra trong 1 khoảng thời gian ngắn thì cha mẹ nên cho con đi khám bác sĩ.

Vết bớt - chàm màu lục lam (màu xanh lam hoặc xám xanh): Còn được gọi là "vết Mông Cổ", đây là loại vết bớt phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, trông giống như bết bầm tím. 70% trẻ em sinh ra ít nhiều đều có loại bớt này, phần lớn là ở lưng và mông. Đó là do sự kết tủa của hắc tố melanin, nhưng khi trẻ lớn lên, hắc tố này sẽ được hấp thụ dần và vết bớt cũng dần biến mất.

Vết bớt - chàm màu đỏ: Còn được gọi là vết bớt rượu vang, được xếp vào nhóm dị dạng mao mạch và là vết bớt vĩnh viễn có từ khi trẻ sinh ra. Ở trẻ sơ sinh nó có màu hơi hồng đến hơi đỏ, sau đó sẽ sậm màu hơn khi trẻ lớn lên.

Những vết bớt - chàm này thường do các vấn đề về mạch máu, chúng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, bao gồm mặt, lưng, ngực và chân. Tuy không biến mất nhưng hầu hết chúng đều lành tính và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhiều người hay nhầm lẫn vết bớt - chàm đỏ này với vết cò mổ hay u máu. Vết cò mổ có màu hồng hay đỏ, chúng thường thấy trên đường mọc tóc ở phía sau cổ, trên mí mắt hoặc giữa hai mắt. Nguyên nhân xuất hiện những mảng này là do sự tập trung của các mao mạch dưới da. Vết cò mổ có thể mờ dần khi trẻ lớn lên, không cần bất kỳ loại điều trị nào. Tuy nhiên, nếu thấy điều gì bất thường cần khám bác sĩ.

Những việc bà bầu cần tránh để con không bị các vết bớt - chàm

Các vết bớt - chàm có thể dần biến mất hoặc lớn lên theo thời gian và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, với những vết bớt - chàm xuất hiện ở những phần kín của cơ thể thì không có vấn đề gì, nhưng nếu xuất hiện trên mặt hoặc vùng da không có quần áo che chắn sẽ khiến ngoại hình của đứa trẻ kém đi nhiều. Trẻ có thể cảm thấy mặc cảm, xấu hổ vì ngoại hình khác thường này.

Khi mang thai mẹ nên tránh xa những điều này để không ảnh hưởng đến hình thức của bé yêu:

1. Hạn chế sử dụng mỹ phẩm

Khi mang thai, mẹ bầu cần thay đổi thói quen trang điểm của mình. Cố gắng không trang điểm đậm, ít hoặc không sử dụng mỹ phẩm là tốt nhất. Trang điểm nhiều và đậm sẽ gây hại cho da, làm hỏng hàng rào chức năng của da khiến lỗ chân lông nở to, lâu ngày gây ra mụn. Thường xuyên trang điểm cũng khiến da thẩm thấu nhiều thành phần hóa học trong mỹ phẩm. Trong đó có chì và hormone có thể gây hại cho sức khỏe thai nhi.

Khi mang bầu, mẹ nên chọn những sản phẩm dưỡng da không chứa hormone, hoặc sử dụng các mẹo làm đẹp từ thực phẩm sạch là tốt nhất.

2. Hạn chế tiếp xúc với hóa chất

Nhiều mẹ bầu vẫn đi làm tóc, nhuộm tóc, làm nail... Nhưng mẹ có biết không, trên thị trường tràn lan những loại thuốc nhuộm tóc và dầu gội đầu không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc.

Ngoài ra những loại thuốc nhuộm, thuốc uốn tóc, ép tóc... thường có mùi hắc, thành phần hóa chất sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi. Một số loại còn chứa kim loại nặng, sử dụng lâu dài sẽ khiến chất này kết tủa trong cơ thể thai phụ sau đó được vận chuyển đến thai nhi qua đường dây rốn, dễ gây ngộ độc kim loại nặng cho em bé.

3. Không nên ăn hoa quả trái mùa để tránh các vết bớt- chàm

Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, trên thị trường ngày càng xuất hiện những loại rau củ trái mùa. Tuy nhiên những thực phẩm này mẹ bầu không nên ăn. Bởi hầu hết hoa quả trái mùa đều chứa hormone tăng trưởng. Mẹ bầu sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến lượng hormone trong cơ thể bị rối loạn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổng hợp sắc tố của thai nhi, từ đó làm tăng khả năng vết bớt trên đứa trẻ.

4. Bảo vệ vùng da bụng để không bị va chạm

Khi mang thai, cơ thể của phụ nữ không còn giống như trước và khó có thể kiểm soát trong một số tình huống. Chẳng may bụng của mẹ vô tình va chạm phải gì đó, tình cờ va đúng chỗ mao mạch của thai nhi, rất có thể khiến mao mạch bị vỡ và hình thành vết bầm, lâu dần sẽ trở thành vết bớt.

Những mẹ bầu có va chạm đến bụng hay bị ngã khi mang thai thì những đứa trẻ sinh ra có xác suất bị vết bớt - chàm cao hơn 23,5% so với trẻ sinh thường, đây là một con số không hề nhỏ. Vì vậy, khi mang thai phải che chắn, bảo vệ bụng cho tốt, tránh bị ngã hay va chạm.

5. Mẹ bầu tránh tình trạng stress, tính khí thất thường

Mẹ bầu nên giữ lịch trình làm việc hợp lý, giữ tâm trạng thoải mái. Bởi khi tính khí thất thường có thể ảnh hưởng đến sự bài tiết hormone.

Điều này có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất làm tăng sắc tố trên da trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ bầu không nên nóng giận, stress, buồn tủi... trong suốt quá trình mang thai nhé.

6. Không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất

Khi mẹ sống trong môi trường ô nhiễm, em bé trong bụng mẹ có nguy cơ chậm phát triển về cả thể chất và trí não, làm tăng khả năng bị dị tật bẩm sinh cùng những tổn hại không hề nhỏ cho sức khỏe mẹ bầu.

Không những thế, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất là một trong những nguyên nhân bé bị vết bớt - chàm vì lớp hạ bì tăng khả năng tích tụ sắc tố dính trên cơ thể bé, khiến cho trẻ khi sinh ra thường mang những vết bớt chàm xấu xí.

Hướng Dương HT

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/de-con-khong-co-vet-bot-cham-xau-xi-me-bau-can-chu-y-dieu-nay-222022166133015924.htm