ĐBQH tranh luận việc gộp 2 kỳ thi trong 1

Đại biểu Thái Trường Giang đề nghị Bộ GDĐT xem xét đánh giá tác động của việc gộp 2 kỳ thi trong 1, nên giao cho các trường ĐH tổ chức thi xét tuyển.

Đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) đồng tình với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ rằng kỳ thi chung thời gian qua có những kết quả, song “thực tế không thể hiện hoàn toàn như thế!”. Vị đại biểu này đề nghị Bộ GDĐT xem xét đánh giá tác động của gộp lại một kỳ thi chung như vừa qua.

Ông Thái Trường Giang cho rằng nên giao quyền tự chủ cho các trường ĐH để họ có quyền tổ chức thi xét tuyển cũng như chịu trách nhiệm về sản phẩm đầu vào và đầu ra của trường mình.

Đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau).

Đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau).

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) cũng cho rằng, việc tích hợp mà với 2 mục đích hoàn toàn khác nhau sẽ xảy ra nhiều hệ lụy khó lường. Theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung, kỳ thi thi tốt nghiệp THPT để đánh giá, xét công nhận tốt nghiệp. Đây là đánh giá quá trình 3 năm các em học trung học phổ thông và trong khối lượng kiến thức lớn, nhiều môn, và chỉ trong mấy môn thi tốt nghiệp thì không đủ để đánh giá cả quá trình học của các em.

“Học hết 1 môn, các em đều có thi hết môn và phải được 5 điểm trở lên mới đạt yêu cầu, trong khi thi tốt nghiệp chỉ cần không bị điểm liệt tức là trên 1 điểm là các em cũng đã được công nhận chỉ với tổng số điểm tốt nghiệp cộng với điểm tổng kết lớp 12 trên 5 là được. Rõ ràng ở đây sẽ có sự không công bằng’- đại biểu Dung nói.

Đại biểu Dung cho rằng, hướng tới tự chủ đại học, nên để các trường ĐH chủ động trong tuyển sinh. Vì vậy, đại biểu này đề nghị nên tách 2 kỳ thi. “Đối với xét tốt nghiệp, nên chăng các địa phương chỉ xét mà có thể không cần phải thi, còn các kỳ thi Đại học thì để các trường đại học tổ chức thi”- đại biểu Dung cho biết.

Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên).

Tranh luận lại với 2 đại biểu này, đại biểu Nguyễn Thị Phúc – Hưng Yên lại ủng hộ việc gộp 2 kỳ thi làm một, bởi việc làm này phát huy nhiều ưu điểm như giảm áp lực, tốn kém cho người dân và xã hội, đồng thời tạo đìeu kiện tối đa cho thí sinh chọn trường, phân luồng. Theo đại biểu Nguyễn Thị Phúc, việc thi tại địa phương, tâm lý của thí sinh và gia đình thoải mái hơn, giảm tốn kém chị phí đi lại của gia đình và thí sinh.

Tổ chức kỳ thi là căn cứ rất quan trọng để các trường phổ thông đánh giá lại chất lượng giáo dục, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học và triển khai thời gian. Thí sinh khi pohari vượt qua kỳ hti tốt nghiệp thì thái độ học sẽ tích cực hơn. Khi vào phòng thi, mỗi thí sinh là 1 mã đề khác nhau, do vậy học sinh sẽ phải học thực chất hơn, thi thật hơn mà không dựa dẫm vào đâu cả. Chỉ xét tốt nghiệp thì việc giảng dạy của giáo viên khó khăn vì học sinh trong quá trình học sẽ không tích cực./.

PV/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/chinh-tri/dbqh-tranh-luan-viec-gop-2-ky-thi-trong-1-915626.vov