Đây mới là vũ khí 'át chủ bài' thực sự của Nga trên biển

Tên lửa chống hạm Kh-32 của Nga được phát triển từ loại tên lửa lừng danh của Liên Xô Raduga Kh-22, được Hải quân Mỹ ví là 'sát thủ tàu sân bay'; kế thừa ưu điểm của đàn anh, nhưng Kh-32 có tầm bắn xa hơn, đến 1.000 km.

Liên Xô/Nga là quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc phát triển các loại tên lửa, đồng thời Liên Xô/Nga là nước phát triển tên lửa chống hạm siêu thanh sớm nhất, công nghệ hoàn thiện nhất, và nhiều chủng loại tên lửa nhất. Ảnh: Tên lửa chống hạm Kh-22 do Liên Xô phát triển - Nguồn: Wikipedia.

Liên Xô/Nga là quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc phát triển các loại tên lửa, đồng thời Liên Xô/Nga là nước phát triển tên lửa chống hạm siêu thanh sớm nhất, công nghệ hoàn thiện nhất, và nhiều chủng loại tên lửa nhất. Ảnh: Tên lửa chống hạm Kh-22 do Liên Xô phát triển - Nguồn: Wikipedia.

Tên lửa chống hạm Raduga Kh-22 là một loại tên lửa chống hạm cỡ lớn, tầm xa được Liên Xô phát triển. Kh-22 được thiết kế nhằm đối phó với các tàu chiến cỡ rất lớn như tàu sân bay và nhóm tàu sân bay chiến đấu của hải quân Mỹ, do vậy nó có thể được trang bị cả đầu đạn hạt nhân. Ảnh: Tên lửa Kh-22 dưới cánh máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3. Nguồn: Topwar

Kh-22 được coi là một vũ khí chống hạm cực mạnh, với tầm bắn xa tới 600 km, vận tốc siêu thanh đạt Mach 4 và đầu đạn nặng 1.000 kg. Ngay cả khi chỉ được trang bị với một đầu đạn thông thường, nó cũng có thể làm tê liệt 1 tàu sân bay cỡ lớn. Tạp chí Air Power của Australian miêu tả, Kh-22 là loại vũ khí "khủng khiếp ở mọi giới hạn". Ảnh: Tên lửa chống hạm Kh-22 do Liên Xô phát triển - Nguồn: Wikipedia.

Kế thừa tinh hoa thiết kế tên lửa chống hạm của Liên Xô, Nga đã phát triển tên lửa chống hạm Kh-22 lên phiên bản Kh-32. Kh-32 là loại tên lửa chống hạm siêu âm tầm siêu xa; là loại vũ khí đối kháng đặc biệt, được Nga thiết kế để chống tàu sân bay cỡ lớn và tàu tấn công đổ bộ. Ảnh: Tên lửa chống hạm Kh-32 do Nga phát triển - Nguồn: Wikipedia.

Tên lửa hành trình Kh-32 nặng 6 tấn, có hình dáng như tên lửa hành trình chống hạm Kh-22 và kích thước hình học của chúng hoàn toàn giống nhau. Nhưng ở phiên bản Kh-32, khối lượng đầu đạn giảm, để tăng lượng nhiên liệu mang theo, đồng thời sử dụng động cơ khác mạnh hơn.

Kh-32 sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính pha giữa và radar pha cuối; radar của tên lửa là loại đa tần số, có khả năng chống nhiễu mạnh hơn, tầm phát hiện mục tiêu là 200 km; hệ thống radar đo cao được lắp đặt, giúp tên lửa bay bám địa hình ở pha cuối, làm giảm khả năng phát hiện và đánh chặn của đối phương.

Theo thông tin của một kênh truyền hình quân sự Nga, tên lửa chống hạm Kh-32 được phát triển bởi Phòng thiết kế chế tạo máy Rainbow ở Dubna gần Moscow. Hiện tại, quá trình phát triển và thử nghiệm loại tên lửa này đã hoàn thành, tên lửa đã được đưa vào biên chế trong Hải quân Nga từ năm 2016.

Theo các chuyên gia quân sự Nga cho biết, loại tên lửa này có mức độ hoàn thiện kỹ thuật cao. Sau khi được phóng đi, tên lửa Kh-32 đầu tiên sẽ leo lên trên và bay vào tầng bình lưu (phía trên tầng đối lưu của khí quyển trái đất), hành trình theo phương ngang ở độ cao 40 km tính từ bề mặt trái đất.

Tên lửa Kh-32 có thể bay với tốc độ 5.400 km/h (gấp khoảng 4,4 lần tốc độ âm thanh). Đối với các vật thể bay ở độ cao và với tốc độ cao như vậy, nhiều radar phòng không mặt đất và trên không rất khó xác định chính xác vị trí của chúng.

Các chuyên gia quân sự Nga tin rằng, tên lửa Kh-32 sở hữu những tính năng, có thể phá vỡ hệ thống phòng thủ tên lửa của Hệ thống Chiến đấu Aegis, được trang bị tên lửa Standard Missile 6; do tên lửa Kh-32 có trần bay khoảng 40 km, cao hơn 7 km so với độ cao của hệ thống phòng thủ tên lửa SM-6 của Mỹ.

Tốc độ của tên lửa chống hạm Kh-32 nhanh hơn tốc độ tối đa của tên lửa phòng không SM-6 đối với các mục tiêu khí động học: 1.500 so với 1.200 mét/giây; đồng thời giai đoạn công kích mục tiêu, tên lửa hạ thấp độ cao, bay bám biển với tốc độ siêu thanh, nên càng khó phát hiện và đánh chặn.

Với tầm bắn tối đa 1.000 km, có nghĩa là tên lửa hành trình Kh-32 có thể được phóng từ ngoài bán kính hoạt động tối đa, của loại tiêm kích hạm chủ lực F/A-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ; loại máy bay chiến đấu này có bán kính chiến đấu tối đa khoảng 720 km.

Là vũ khí lợi hại của Nga, Kh-32 sẽ được trang bị trên các máy bay ném bom chiến lược, trong đó có máy bay Tu-22M3. Một máy bay ném bom Tu-22M3 có thể mang ít nhất hai tên lửa hành trình Kh-32.

Tu-22M3 là loại cải tiến mới nhất của máy bay ném bom "Backfire", sử dụng động cơ NK-25 mạnh hơn, với thiết kế "cánh cụp, cánh xòe", giúp máy bay có thể bay bám biển ở độ cao dưới 200 mét; với độ cao cực thấp như vậy, các hệ thống radar của đối phương rất khó phát hiện Tu-22M3 tiếp cận.

Với bán kính hoạt động của Tu-22M3 là 2.500 km, khi được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh Kh-32, sẽ "đẩy" các biên đội tàu sân bay và tàu đổ bộ của Mỹ cách bờ biển của Nga ít nhất là 3.500 km.

Video Club-K: Hệ thống tên lửa hành trình độc đáo nhất thế giới của Nga - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/day-moi-la-vu-khi-at-chu-bai-thuc-su-cua-nga-tren-bien-1466882.html