Đẩy mạnh Thỏa Thuận Paris tại Việt Nam thông qua các nỗ lực trong nước

Ngày 7/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), Đối tác đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDCP) và Cơ quan hợp tác phát triển Đức GIZ- được sự ủy nhiệm của Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn hạt nhân (BMU) của CHLB Đức, đồng tổ chức hội thảo quốc tế ngày hôm nay.

Trong quá trình ứng phó toàn cầu với biến đổi khí hậu, Việt Nam và 178 quốc gia đã cam kết thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (KNK) theo Thỏa thuận Paris...

Mục tiêu của hội thảo là nhằm phối hợp việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính và chuẩn bị ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu. Bộ TNMT và Bộ KHĐT đã trình bày các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi hỗ trợ của các đối tác phát triển. Một thành công lớn của hội thảo là các đại biểu đã đi đến một kết luận khởi xướng một diễn đàn thực hiện NDC để sau này các đối thoại theo định hướng kết quả giữa các đối tác phát triển và các bộ ngành liên quan đến các hỗ trợ mục tiêu, thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris.

Ông Phạm Văn Tấn đã phát biểu rằng "Sự kiện ngày hôm nay là một minh chứng ấn tượng về hai yếu tố chính giúp đạt được mục tiêu chung của chúng ta theo Thỏa thuận Paris: thứ nhất là có thể huy động nguồn lực đáng kể và thứ hai là có thể phối hợp quá trình hành động". Đại diện các đối tác phát triển đã thảo luận về những hỗ trợ cụ thể cho các hành động theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDC)...

Để theo dõi tiến trình hành động theo PIPA, với sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác phát triển Đức GIZ, Bộ TNMT đã trình bày một khuôn khổ theo dõi toàn diện. Các bộ ngành chủ quản và các cơ quan liên quan sẽ báo cáo về các chỉ số theo nhiệm vụ cụ thể, một quá trình được hỗ trợ bởi nền tảng trực tuyến (“Cổng thông tin điện tử NDC”). GIZ cũng đã trình diễn phiên bản mẫu của giải pháp kỹ thuật số nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong quá trình báo cáo.

Trong quá trình ứng phó toàn cầu với biến đổi khí hậu, Việt Nam và 178 quốc gia đã cam kết thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (KNK) theo Thỏa thuận Paris, một thỏa thuận quốc tế đầu tiên theo Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC). NDC là trung tâm của Thỏa thuận Paris và việc đạt được các mục tiêu dài hạn của Thỏa thuận thể hiện nỗ lực của mỗi nước nhằm giảm phát thải quốc gia và thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu. Việt Nam đã đệ trình thành công Báo cáo NDC đầu tiên vào năm 2015, và hiện đang trong quá trình rà soát và cập nhật những cam kết của mình nhằm phản ánh quá trình thực hiện quốc gia kể từ khi thông qua Thỏa thuận Paris...

NGUYÊN HUÂN

Nguồn Nông Nghiệp: https://nongnghiep.vn/day-manh-thoa-thuan-paris-tai-viet-nam-thong-qua-cac-no-luc-trong-nuoc-post230338.html