Đẩy mạnh thanh toán không sử dụng tiền mặt

Việc thanh toán không dùng tiền mặt là một bước đi hướng đến phát triển Chính phủ điện tử. Tuy nhiên thực tế, tỉ lệ người dân Việt Nam dùng tiền mặt để thanh toán vẫn còn rất cao do e ngại các hình thức thanh toán mới.Chị Chu Thị Quỳnh Giang – Hà Nội 'mình thấy thanh toán qua thẻ quá thuận tiện, chúng ta không phải giữ tiền mặt. Thậm chí mua ô tô bây giờ cũng chỉ cần phải mang quá nhiều tiền đi'Chị Lê Thu Hằng- Hà Nội 'dùng thẻ thì rất tiện lợi, thứ nhất không phải mang túi, thứ 2 hiện tại các điểm thanh toán thẻ khá phổ biến, thứ 3 là minh bạch về kinh tế, người ta có thể kiểm soát được nguồn tiềnAnh Nguyễn Minh Tấn – Hà Nội 'Nhà mình chưa dùng thẻ, hay đi đóng thẳng tiền vào các điểm, thẻ hơi bất tiện cho mình, mình là dân lao động, đi nạp tiền ra ngân hàng mất thời gian, nên mình thường dùng tiền trực tiếp'Chị Lưu Thị Mừng – Hà Nội 'mình đi chợ mình không có cái gì làm to tát, mình chỉ kiếm đồng nhỏ thôi nên mình không dùng thẻ.' Ông Phan Chí Hiếu – Chuyên gia Kinh tế 'Như chúng ta biết cái sử dụng tiền mặt nó đã ăn sâu vào thói quen hàng chục năm trời, ngay cả tôi khi ra đường tôi cũng phải có ít nhất 500 nghìn – 1 triệu mới an tâm, vì vậy Chính phủ phải có 1 lộ trình, với bệnh viện thì ntn, trường học ntn?

Thanh toán tiền điện, nước, tiền viện phí… đều có thể được trích khoản tự động hoặc online, qua thẻ ngân hàng, điều này có lẽ là quá thuận tiện đối với nhiều người có thói quen không sử dụng tiền mặt. Đặc biệt khi thanh toán di động hiện đang dần trở thành xu hướng mới.

Dù biết là thuận tiện nhưng những người làm nghề tự do vẫn không lựa chọn sử dụng, bởi họ có thói quen sử dụng tiền mặt cũng như tâm lý e ngại khi tiếp cận với công nghệ thanh toán mới.

Đẩy nhanh việc thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nội dung của Nghị quyết 02 vừa được Chính phủ ban hành. Nghị quyết hướng đến 100% các trường học, bệnh viện, công ty điện, công ty cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường, viễn thông, bưu chính ở khu vực đô thị cần phối hợp với ngân hàng để thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán các phí dịch vụ không dùng tiền mặt, hoàn thành trước tháng 12/2019. Nhiều chuyên gia cho rằng còn nhiều khó khăn để thực hiện được mục tiêu này.

Theo chuyên gia, trong lộ trình việc tuyên truyền, phổ biến tới tất cả người dân Việt Nam, các cơ sở kinh doanh, ngân hàng, công sở…về lợi ích của việc không sử dụng tiền mặt là rất cần thiết. Ngoài ra là việc tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt thực sự được thuận tiện./.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/day-manh-thanh-toan-khong-su-dung-tien-mat