Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản

Phát triển công nghiệp chế biến được xác định là giải pháp tối ưu để nâng cao giá trị nông sản, nâng cao chất lượng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Tuy nhiên hiện nay việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế cả về số lượng, chất lượng, trình độ công nghệ cũng như khả năng thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư.

Chế biến dứa tại Công ty cổ phần chế biến nông sản Việt Xanh.

Công nghiệpchế biến chưa đápứng yêu cầu

Những nămgần đây sản xuất nông nghiệp đã có bước tiến rõ rệt với việc hình thành cácvùng sản xuất hàng hóa. Các mặt hàng nông sản được đưa ra thị trường cũng dôìdào và đa dạng hơn, theo đó, ngành công nghiệp chế biến nông sản được chú ýphát triển, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thầncho nông dân. Theo số liệu thống kê của các cơ quan chuyên môn, trên địa bàntỉnh có 9 doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản quy mô công nghiệp gắn vơíxuất khẩu. Nhiều sản phẩm, ngành hàng đã hội nhập tốt với kinh tế thế giới như:Gạo, nước quả cô đặc, pure nguyên chất, rau, củ, quả đóng hộp, sấy; rau, củ,quả đông lạnh IQF...

Hiện nay các sản phẩm chủ yếu đang xuất khẩu sang thịtrường các nước như: Nga, Mỹ, Nhật, các nước châu Âu, châu Phi và một phần tiêuthụ nội địa như ngô ngọt đóng hộp, nước quả. Ngoài các doanh nghiệp chế biếnnông sản, trên địa bàn tỉnh có gần 30 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cơm cháy vơíquy mô vừa và nhỏ; hơn 40 cơ sở chế biến các sản phẩm từ thịt (giò, chả,nem,...); hơn 30 cơ sở nhỏ lẻ sản xuất nước mắm và sản phẩm dạng mắm, chủ yêúlà sơ chế phục vụ tiêu dùng nội địa.

Sự phát triển của công nghiệp chế biếnnông sản đã góp phần làm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, pháttriển kinh tế khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy quá trìnhhội nhập kinh tế toàn cầu của ngành nông nghiệp.

Bên cạnhnhững kết quả đạt được, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện côngnghiệp chế biến nông sản của tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và chưa thựcsự phát triển. Khả năng chế biến đối với một số ngành hàng còn yếu, thiếu cơ sởvà công suất chế biến, chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là cao điểm của mùa vụ.Trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản chưa có doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệpchế biến sâu.

Lĩnh vực trồng trọt mới chỉ có Công ty cổ phần Thực phẩm xuấtkhẩu Đồng Giao, Công ty cổ phần Tổng Công ty Giống cây trồng, con nuôi NinhBình, Công ty cổ phần Chế biến nông sản Việt Xanh đang thực hiện quy trình chếbiến sâu, chế biến tinh, còn chủ yếu dừng lại ở sơ chế. Sản lượng nông sản đượcthu mua, chế biến chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 5-10% tổng sản lượng nông sản của tỉnh.

Một sốdoanh nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế về năng lực sản xuất như: vốn, côngnghệ và thiết bị, lao động có tay nghề cao, năng lực quản lý... Do vậy gặp khókhăn trong cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng công nghệtiên tiến, thiết bị hiện đại từ các nước trong khu vực và thế giới. Công ty cổphần Chế biến nông sản Việt Xanh (cụm công nghiệp Khánh Nhạc) là một trong sôí́t doanh nghiệp chế biến nông sản của tỉnh ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếpra nước ngoài với thị trường chính là Nga.

Ông Nguyễn Trương Nghĩa, Chủ tịchHĐQT Công ty cổ phần Chế biến nông sản Việt Xanh cho biết: Cái khó nhất của cácdoanh nghiệp chế biến nông sản nói chung và Công ty chúng tôi nói riêng làthiếu vốn. Doanh nghiệp không đủ tiềm lực để đầu tư máy móc thiết bị hiện đạiđồng bộ, vấn đề mở rộng sản xuất vì thế cũng gặp khó khăn. Mặc dù Chính phủ vàtỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ tín dụng và tín dụng ưu đãi liên quan đến côngnghiệp chế biến nhưng đến nay các doanh nghiệp rất khó tiếp cận do còn nhiêùtrở ngại về thủ tục và đối tượng cho vay.

Cùng vơíkhó khăn về tiếp cận tín dụng, việc tích tụ đất đai, xây dựng vùng nguyên liêụtập trung đang được xem là điểm nghẽn lớn nhất trong thu hút đầu tư doanhnghiệp vào sản xuất và chế biến của tỉnh. Bởi vì công nghiệp chế biến nông sảnđầu tư quy mô lớn cần có vùng nguyên liệu sản xuất đồng bộ, ổn định.

Trong khihầu hết các vùng sản xuất của tỉnh còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành đượcvùng sản xuất hàng hóa đủ lớn để thu hút các doanh nghiệp về đầu tư. Ngoài ra,sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã, số lượng và thời hạn giao hàngnghiêm ngặt cũng là những khó khăn đối với các doanh nghiệp Ninh Bình.

Xu hướngphát triển chế biếnsâu

Theo cácchuyên gia kinh tế, Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thếgiới, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp tiếp cận được thị trường khu vực và thị trường toàn cầu cũng nhưtiếp cận thị trường dịch vụ của các nước thuận lợi hơn. Xuất khẩu các sản phẩmchế biến sâu của Việt Nam sẽ được gia tăng nhờ phần lớn các rào cản và điêùkiện trong buôn bán đã được cam kết dỡ bỏ, chủ yếu là các hàng rào thuế quan.

Ông Vũ Văn Nga, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tổng công ty Giốngcây trồng, con nuôi Ninh Bình cho biết: Để nâng cao giá trị gia tăng cho cácsản phẩm nông sản thực phẩm chế biến, tôi nghĩ không gì tốt bằng đẩy mạnh côngnghiệp chế biến sâu, chế biến tinh. Đây được xác định là xu hướng phát triểntrong thời gian tới và mở ra cơ hội tái cấu trúc sản xuất đối với các doanhnghiệp chế biến nông sản.

Tại hôịnghị trực tuyến toàn quốc về “Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sảnvà cơ giới hóa nông nghiệp” diễn ra trong tháng 2/2020, các bộ, ngành trungương đã xác định chế biến sâu sẽ giúp ngành chế biến nông sản ngày càng pháttriển, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn, giá trị gia tăng của hàng hóa đượcnâng cao.

Đồng thời, các bộ, ngành cũng đề ra mục tiêu đến năm 2030, phấn đâúcông nghiệp chế biến Việt Nam đứng trong top 10 nước hàng đầu thế giới đủ nănglực chế biến, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Trình độ công nghệ chếbiến, bảo quản chung đạt từ trung bình trở lên, trong đó các ngành hàng nôngsản chủ lực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Sản phẩm chế biến đáp ứng tốt cácyêu cầu của thị trường tiêu thụ, có khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo chất lượngvà an toàn thực phẩm; góp phần nâng cao giá trị gia tăng và kim ngạch xuất khâủcho nông sản Việt Nam.

Đại diệnlãnh đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở Nông nghiệp vàPTNT) cho biết: Để công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh phát triển kịp với xuthế hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần đạt được mục tiêu chung của cả nước,cùng với sự nỗ lực của chính các doanh nghiệp trong việc đổi mới, cấu trúc lạisản xuất, Ninh Bình sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tích tụ ruộngđất, ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn,đủ đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến nông sản trên địabàn tỉnh.

Đồng thời, thực hiện các chính sách ưu đãi thu hút hoạt động côngnghiệp chế biến như: Hỗ trợ lãi suất vay vốn thương mại để phát triển sản xuấtnông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, tăng cường hỗ trợ liên kết sảnxuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị; hỗ trợ trong bảo quản nông sản...

Phối hợp với các ngành chức năng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với gói tín dụngưu đãi của Chính phủ và của tỉnh, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới côngnghệ, hiện đại hóa trang thiết bị chế biến để sản xuất ra sản phẩm phong phú vềchủng loại, hạ giá thành và có sức cạnh tranh trên thị trường.

Đồng thời, tạocơ chế, chính sách thuận lợi nhằm thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào chếbiến nông sản, nhất là tập trung vào một số sản phẩm đột phá của tỉnh như: Sảnxuất chế biến các sản phẩm từ rau, củ, quả, ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũcốc...

Cùng với đó, tạo điều kiện, thu hút đầu tư mới cơ sở chế biến đối vơílĩnh vực chăn nuôi, thủy sản để đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu thụ vàkhả năng sản xuất nguyên liệu. Ưu tiên thu hút đầu tư phát triển chế biến sâutheo quy trình khép kín từ sản xuất ban đầu đến chế biến sản phẩm tinh để nângcao giá trị, quản lý tốt chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bài, ảnh:Hồng Giang

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/iay-manh-phat-trien-cong-nghiep-che-bien-nong-san-20200504070957591p2c22.htm