Đây là loài động vật 'trẻ trâu', không ngán bất kỳ ai trong tự nhiên

Lửng mật từ lâu đã nổi tiếng trong thế giới động vật là loài vô cùng 'trẻ trâu', vua lì đòn khi ngang nhiên gây hấn với báo, sư tử, rắn độc. Dù bị cắn song sau đó cũng tỉnh lại như không có chuyện gì.

 Lửng mật là một loài động vật có vú thuộc họ Chồn, là loài duy nhất trong phân họ Mellivorinae và thuộc chi duy nhất là Mellivora. Lửng mật được Schreber mô tả vào năm 1776. Chúng là loài bản địa của châu Phi, Tây Nam Á và tiểu lục địa Ấn Độ.

Lửng mật là một loài động vật có vú thuộc họ Chồn, là loài duy nhất trong phân họ Mellivorinae và thuộc chi duy nhất là Mellivora. Lửng mật được Schreber mô tả vào năm 1776. Chúng là loài bản địa của châu Phi, Tây Nam Á và tiểu lục địa Ấn Độ.

Lửng mật có thân hình khá dài, thường dao động từ 55 đến 77 cm, với một bộ lông dày trải rộng khắp lưng. Vùng da quanh cổ thường dày 6mm. Đầu nhỏ và phẳng, mõm ngắn.

Lửng mật có đôi chân ngắn và cứng cáp, với năm ngón chân trên mỗi bàn chân. Mỗi ngón chân được trang bị móng vuốt sắc khỏe, ngắn ở chân sau và khá dài ở chi trước.

Lửng mật trưởng thành có chiều cao khoảng từ 23 đến 28 cm, con cái thường nhỏ hơn con đực. Ở châu Phi, con đực nặng từ 9 đến 16 kg trong khi con cái chỉ nặng trung bình từ 5 đến 10 kg.

Hầu hết các con lửng mật hoạt động suốt cả ngày, mặc dù gần các khu định cư của con người nhưng chúng lại thích hoạt động trong bóng tối. Chúng thường sống một mình nhưng lửng mật có thể săn mồi theo cặp trong mùa sinh sản diễn ra vào tháng Năm.

Lửng mật rất giỏi trong việc biến những kẽ đá và những thân cây rỗng thành nơi trú ẩn của mình. Lửng mật thường sống một mình trong các lỗ tự đào. Chúng là những thợ đào đất lành nghề và có thể đào đường hầm vào lòng đất cứng trong vòng 10 phút.

Cũng như các loài ria mép khác có kích thước tương đối lớn như chó sói, lửng mật thực sự nổi tiếng về sức mạnh, sự hung dữ và độ dẻo dai. Chúng tấn công rất dã man và không sợ hãi bất kỳ loài động vật nào khi bị đe dọa.

Thậm chí còn đẩy lùi những kẻ săn mồi lớn hơn rất nhiều như sư tử và trâu. Không chỉ vậy, chúng cũng sẽ tấn công cả con người khi gặp nguy hiểm thực sự.

Rất hiếm khi thấy được các vết ong đốt, vết cắn của động vật hay lông nhím xâm nhập vào da của chúng. Lửng mật trong các trận chiến đấu hầu như không biết mệt mỏi và có thể làm hao mòn sức lực của những loài động vật lớn hơn nhiều trong các cuộc đối đầu.

Trong những trường hợp hiếm hoi, một số con sư tử thực sự đủ kiên trì mới có thể biến lửng mật trở thành con mồi của mình. Báo đốm đôi khi cũng được nhắc đến như kẻ săn mồi của lửng mật, nhưng các trường hợp săn mồi thành công thậm chí còn hiếm hơn.

Đặc biệt nhất, chúng có khả năng đề kháng nọc độc. Các nhà làm phim về thế giới động vật đã chứng kiến cảnh lửng mật bị rắn hổ lục và rắn lục phì (hai loại rắn có nọc độc nhất) cắn làm nó lịm đi, tưởng chết.

Tuy nhiên, chỉ 2 giờ sau, lửng mật tỉnh dậy và vẫn khỏe mạnh. Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu khả năng đặc biệt của loài này nhằm tìm ra chất chống nọc rắn mới có nguồn gốc tự nhiên.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/day-la-loai-dong-vat-tre-trau-khong-ngan-bat-ky-ai-trong-tu-nhien-1550094.html