Dạy học hòa nhập và tích cực trong các môn Khoa học thực nghiệm

Đây là chủ đề Hội thảo vừa được tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Trường ĐH La Trobe và Trường ĐH Công nghệ Queensland (Australia), giảng viên, SV, lãnh đạo Trường ĐH Tây Bắc.

Toàn cảnh hội thảo

Toàn cảnh hội thảo

Khóa học “Dạy học hòa nhập và tích cực trong các môn Khoa học thực nghiệm” do GS. TS Howard Nicholas – Trường ĐH La Trobe đứng lớp nằm trong khuôn khổ Chương trình Úc cùng Việt Nam hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực (Aus4skills).

Theo các giảng viên tham gia khóa học, phương pháp giảng dạy này giúp SV tổng hợp kiến thức, hiểu bài nhanh hơn, thể hiện được nhiều quan điểm hơn… Giờ học lúc nào cũng rất hứng thú, sôi động khi SV được thoải mái tranh luận.

GS. TS Howard Nicholas dẫn dắt hoạt động nhóm

Một số khó khăn trong quá trình triển khai phương pháp đã được chuyên gia tư vấn tháo gỡ, như cần phần chia công việc cụ thể, tránh việc hợp tác không đồng đều của SV; giảng viên hỗ trợ SV trong việc hiểu các thuật ngữ chuyên ngành; tổ chức thường xuyên các buổi làm việc nhóm, thuyết trình để nâng cao kỹ năng mềm cho SV…

Tại Hội thảo, TS Hoàng Ngọc Anh – Trưởng khoa Toán – Lý – Tin đã khái quát về quá trình đổi mới trong đánh giá tại Trường ĐH Tây Bắc, những thuận lợi và khó khăn khi đổi mới đánh giá SV tại trường ĐH khu vực miền núi.

TS Greg McMillan chia sẻ về quá trình đổi mới đánh giá người học tại Australia

TS Greg McMillan (Trường ĐH Công nghệ Queensland) - chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về đánh giá người học - chia sẻ Australia trước đây sử dụng các câu hỏi kiểm tra kiến thức, người học chỉ cần ghi nhớ là có thể đạt điểm cao. Sau đó có thêm những câu hỏi liên hệ thực tiễn, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Hiện tại, các nhà GD Austrralia khuyến khích đánh giá việc áp dụng kiến thức như thế nào với các câu hỏi tạo cơ hội cho người học nhìn nhận, suy nghĩ thêm, để người học vượt xa kiến thức mô tả mà phải tư duy, phân tích. Mục đích để sau khi SV tốt nghiệp ĐH, làm những ngành nghề khác nhau sẽ không chỉ có kiến thức đơn thuần mà còn có nhiều kỹ năng để bắt kịp ngay thị trường lao động.

“Nếu chúng ta đều nghĩ khâu đánh giá người học là quan trọng, các kênh liên quan trong trường ĐH cần hỗ trợ, tham gia, có hành động cụ thể để hỗ trợ hướng tới phương pháp đó, như vậy mới triển khai việc đổi mới đánh giá người học trong trường ĐH được” – TS Greg lưu ý.

Các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm tại Hội thảo

Sau những “trao đổi 3 bên” giữa lãnh đạo, giảng viên, SV - TS Đoàn Đức Lân – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tây Bắc khẳng định: Nhà trường luôn lắng nghe các đề xuất của SV, giảng viên để có những hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động đổi mới dạy học tích cực hơn. Thời gian tới, nhà trường sẽ bổ sung, nâng cấp cơ sở hạ tầng, sách thư viện, mạng kết nối…

TS Đoàn Đức Lân - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tây Bắc - phát biểu tại Hội thảo

“Trải qua nhiều chương trình hợp tác quốc tế, dự án hỗ trợ, điều quan trọng nhất là quyết tâm của tập thể nhà trường. Tuy nhiên, đổi mới nhưng không nóng vội, cần sự kiên nhẫn. Mong rằng sự nhiệt tình, tâm huyết trong hội thảo sẽ biến thành hành động sau này trong từng lớp học. Nhà trường sẽ tích cực hỗ trợ những hoạt động này.” – TS Đoàn Đức Lân bày tỏ.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Các SV say sưa thảo luận nhóm, chuẩn bị thuyết trình

Giảng viên "đăng đàn" phân tích những thuận lợi, khó khăn của phương pháp dạy học tích cực hòa nhập

TS Hoàng Ngọc Anh – Trưởng khoa Toán – Lý – Tin - phát biểu tại Hội thảo

Những giảng viên trẻ của Trường ĐH Tây Bắc

Chuyên gia và các SV trao đổi sau Hội thảo

Chuyên gia và các giảng viên trao đổi sau Hội thảo

Niềm vui trao - nhận chứng chỉ kết thúc khóa học

Hẹn gặp lại ở những Hội thảo chuyên sâu thời gian tới!

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/day-hoc-hoa-nhap-va-tich-cuc-trong-cac-mon-khoa-hoc-thuc-nghiem-4002682-v.html