Đau xót cảnh rừng Amazon trước đây và đang bị lửa nuốt dần

Vì áp lực của người dân và cả cộng đồng quốc tế, Tổng thống Bolsanaro cho biết sẽ gửi quân đội đến dập lửa và sẽ ngăn chặn phá rừng.

Đã hai tuần qua trôi qua, đến thời điểm này, rừng Amazon - khu rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới và được mệnh danh là lá phổi của hành tinh vẫn đang oằn mình trong lửa.

Việc xảy ra những đám cháy ở rừng Amazon không phải là hiện tượng lạ. Tuy nhiên, hiện tượng này năm nay diễn ra vô cùng bất thường với gần 73.000 đám cháy chỉ trong chưa đầy tám tháng đầu năm, nhiều gần gấp đôi tổng cộng 40.000 đám cháy của cả năm 2018.

Nhiều chuyên gia môi trường đã lên tiếng quy một phần lớn trách nhiệm cho việc xảy ra cháy kinh hoàng ở rừng Amazon là vì chính phủ Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro không những không có chính sách bảo tồn môi trường mà còn làm lơ cho hành động phá rừng.

Ảnh chụp từ trên không cảnh một dải rừng mưa nhiệt đới Amazon bị lửa tàn phá. Ảnh: REUTERS

Ảnh chụp từ trên không cảnh một dải rừng mưa nhiệt đới Amazon bị lửa tàn phá. Ảnh: REUTERS

Những hình ảnh dưới đây cho thấy con người đã có hành động phát quang rừng từ cuối thập niên 1970 nhưng thời điểm đó Amazon vẫn còn là một khu rừng xanh và khỏe mạnh. Giờ tình hình đã rất khác.

Các bức ảnh chụp những ngày gần đây cho thấy khu rừng mưa đã bị khai phá quá nhiều, các đám cháy xảy ra dày đặc, khói bốc lên mờ mịt. Trái đất ngày càng nóng hơn và các đám cháy vẫn tiếp tục lan nhanh.

Cùng nhìn lại những hình ảnh rừng Amazon trước đây và đang oằn mình trong lửa hiện nay.

Rừng mưa Amazon trải dài qua các nước Brazil, Peru, Colombia, Ecuador, Bolivia, Venezuela. Các mảng màu đỏ trong bản đồ các đám cháy ở rừng Amazon kể từ ngày 13-8 đến nay. Ảnh: GLOBAL FIRE WATCH

Rừng Amazon có khoảng 3 triệu loài động vật và cây cối. Động vật và cây rừng Amazon đang bị thiêu đốt khi các đám cháy rừng lan nhanh chưa từng có.

Khỉ sóc trong rừng mưa nhiệt đới Amazon năm 1981. Ảnh: GETTY IMAGES

Thường thì mọi năm vào mùa khô, nóng vẫn thường xảy ra cháy.

Một đám cháy rừng Amazon năm 1990. Ảnh: GETTY IMAGES

Chính phủ Brazil bị chỉ trích đã ưu tiên cho phát quang rừng và khai thác khoáng sản trong rừng.

Một người đang cố gắng dập lửa cháy trong một dải rừng Amazon ở TP Iranduba, bang Amazonas (Brazil) ngày 20-8. Ảnh: REUTERS

Thời điểm năm 2005, rừng Amazon nhìn chung vẫn còn nguyên sơ.

Rừng Amazon ở bang Mato Grosso (Brazil) - một trong những bang có tốc độ phát quang rừng nhanh nhất - thời điểm tháng 5-2005. Ảnh: REUTERS

Mối đe dọa lớn nhất với rừng Amazon là bị phát quang.

Thời điểm 1999, một dải rừng Amazon ở bang Rondonia (Brazil) bị phát quang nhưng vẫn còn màu xanh. Ảnh: GETTY IMAGES

Tháng 8-2019, 20 năm sau, thật khó để nhìn thấy rõ dải rừng này từ trên không vì khói từ các đám cháy bốc lên che kín.

Ảnh vệ tinh do NASA cung cấp cho thấy rừng Amazon ở Brazil đang bị cùng lúc nhiều đám cháy và khói bốc lên che kín.

Thời điểm năm 1973, dù đã có hoạt động khai phá rừng dẫn đến cháy rừng nhưng chưa nghiêm trọng bằng, khói vẫn mỏng hơn.

Một dải rừng Amazon bao bọc con đường quốc lộ BR 163 của Brazil bị cháy. Con đường này vốn được mở chạy ngang rừng Amazon năm 1973, một phần của kế hoạch chiến lược tích hợp khu rừng mưa này vào nền kinh tế Brazil. Ảnh: REUTERS

Đến năm 2019, cháy và khói xuất hiện dày hơn ở nhiều dải rừng Amazon.

Quy mô các đám cháy chưa được thống kê và thông tin chính xác nhưng chắc chắn là các đám cháy này đang hoành hành các dải rừng Amazon tại nhiều bang lớn ở tây bắc Brazil.

Khói từ cháy rừng Amazon. Ảnh: REUTERS

Rừng Amazon cũng là nhà của rất nhiều con sông.

Một dòng sông chảy ngang khu rừng Amazon năm 2005. Ảnh: REUTERS

Hãng tin Reuters cho biết kể từ ngày 17-8 khi các đám cháy rừng lan tới các dải rừng thuộc TP Humaita, bang Amazonas (Brazil) thì bầu trời TP này luôn trong tình trạng sáng đỏ vì lửa.

Một dải rừng Amazon gần TP Humaita, bang Amazonas (Brazil) cháy đỏ ngày 17-8. Ảnh: REUTERS

Khói cháy rừng cũng che kín cả bầu trời TP Sao Paulo thuộc bang Sao Paulo (Brazil) cách đó hơn 3.200 km.

Bầu trời TP Sao Paulo tối đen vì khói cháy rừng Amazon cách đó hơn 3.200 km ngày 19-8. Ảnh: GETTY IMAGES

Sao Paulo có hơn 12 triệu dân sinh sống và bầu trời vốn trong xanh khi chưa có cháy rừng.

TP Sao Paulo ngày 12-2-2015. Ảnh: REUTERS

Thời điểm năm 1988, bao phủ các tán rừng Amazon là sương mù, chứ không phải khói cháy rừng.

Sương mù sáng sớm ở rừng Amazon. Ảnh: GETTY IMAGES

Việc phát quang rừng nhiều năm nay đã khiến không biết bao nhiêu cây rừng Amazon bị chặt hạ.

Một khoảnh rừng Amazon ở Brazil bị phát quang năm 1983. Ảnh: GETTY IMAGES

Và thêm một khoảnh rừng Amazon bị phát quang năm 1990. Ảnh: GETTY IMAGES

Đây là một khu vực rừng Amazon đã có bàn tay con người chạm đến năm 1999. Dù không còn nguyên sinh nhưng rừng vẫn còn nhiều màu xanh.

Các con đường đã được mở giữa một dải rừng Amazon thời điểm năm 1999. Ảnh: GETTY IMAGES

Con người can thiệp để biến một mảnh rừng Amazon thành một trang trại chăn nuôi gia súc năm 2014. Ảnh: GETTY IMAGES

Khói cháy rừng Amazon gần TP Porto Velho ở bang Rondonia (Brazil) ngày 21-8. Ảnh: REUTERS

Nếu đà phá rừng và cháy rừng không được ngăn chặn thì khu rừng mưa Amazon có thể sẽ khô hơn nữa, dễ cháy hơn nữa và khi đó sẽ có hàng tỉ tấn khí carbon đổ vào khí quyển.

Cây rừng bị chặt, bỏ khô và cháy ở rừng Amazon. Ảnh: REUTERS

Cây rừng bị chặt, bỏ khô và cháy ở rừng Amazon. Ảnh: REUTERS

Không ít người dân Brazil vì muốn bảo vệ rừng Amazon mà bị đe dọa đến tính mạng. Trong số này có ông Frere Henri Burin Des Roziers ở bang Para (Brazil), vốn đã bị không ít lời dọa giết chỉ vì ông muốn bảo vệ rừng Amazon.

Ông Frere Henri Burin Des Roziers lặng lẽ nhìn cây rừng Amazon bị thiêu cháy. Ảnh: GETTY IMAGES

Các tổ chức, các nhà hoạt động môi trường nhiều năm nay đã và đang chiến đấu cứu lấy khu rừng mưa lớn nhất thế giới này.

Tổ chức môi trường Greenpeace gọi hành động phá rừng là tội ác - Crime. Ảnh: REUTERS

Người dân Brazil đang phản đối việc tổng thống nước này Bolsonaro xem nhẹ khủng hoảng cháy rừng Amazon. Ông Bolsonaro cáo buộc các nhóm môi trường cố tình tạo cháy để đổ lỗi cho chính phủ của ông.

Người dân biểu tình ở Sao Paulo (Brazil) ngày 23-8, yêu cầu chính phủ ra tay dập cháy rừng. Ảnh: BUSINESS INSIDER

Sau nhiều tuần im lặng, tối 23-8, vì áp lực của người dân và cả cộng đồng quốc tế, Tổng thống Bolsonaro cho biết sẽ gửi quân đội đến dập lửa và sẽ ngăn chặn phá rừng.

ĐĂNG KHOA

Nguồn PLO: https://plo.vn/quoc-te/su-kien/dau-xot-canh-rung-amazon-truoc-day-va-dang-bi-lua-nuot-dan-854229.html