Đầu tư xây dựng chiến lược trí tuệ nhân tạo Quốc gia (Kỳ II)

LTS: Ở bài trước, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Thế Duy đã chia sẻ 3 biện pháp hướng tới mục tiêu trong chiến lược quốc gia về trí tuệ nhân tạo.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy.

Xem kỳ I - Tại đây.

Thứ tư, cần quan tâm tới năng lực hội nhập toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp Việt Nam chuyên cung cấp nguyên, vật liệu gốc trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một chiến lược trí tuệ nhân tạo (TTNT) về phân tích dữ liệu hiệu quả nhằm làm giảm thiểu hoặc triệt tiêu tác động của hiệu ứng Bullwill (lỗi dự báo nhu cầu và yêu cầu người dùng bị khuyếch đại) và thực sự đưa doanh nghiệp Việt Nam trở thành một đối tác trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh bền vững trong thời đại số ngày nay. Về mặt quản lý, doanh nghiệp cần quan tâm tới ba thách thức.

Một là, phát triển các hiểu biết trực tiếp về TTNT; Hai là, cấu trúc tổ chức phù hợp với TTNT; Ba là, Đổi mới tư duy về bối cảnh cạnh tranh. Mỗi doanh nghiệp cần tìm được một chiến lược TTNT riêng phù hợp nhất với mình.

Đối với Việt Nam, các nhà quản lý trong các khu vực khác nhau trong doanh nghiệp cần phải hiểu được các nguyên tắc cơ bản của công nghệ TTNT để có năng lực tiếp nhận và sử dụng được hiệu quả tạo các đòn bẩy trong công nghiệp TTNT tới việc ra quyết định tốt hơn trong mọi lĩnh vực của công ty.

Các nhà quản lý trong các khu vực khác nhau trong doanh nghiệp cần phải hiểu được các nguyên tắc cơ bản của công nghệ TTNT để có năng lực tiếp nhận và sử dụng được hiệu quả tạo các đòn bẩy trong công nghiệp TTNT tới việc ra quyết định tốt hơn trong mọi lĩnh vực của công ty.

Andrew Ng, nhà khoa học đầu ngành của Baidu Trung Quốc giai đoạn 2014-2017, nhận định rằng học sâu (TTNT) là nhiệm vụ của con người, không chỉ của máy móc. Cụ thể hơn, các nhà quản lý mọi lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp là chủ thể chính tiếp nhận và sử dụng hiệu quả đòn bẩy từ khoa học dữ liệu (TTNT) để ra quyết định tốt hơn trong mọi lĩnh vực của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là chiến lược TTNT quốc gia của Việt Nam cần bao gồm hoạt động đào tạo và tự đào tạo nâng cao trình độ hiểu biết và ứng dụng TTNT đối vói các nhà quản lý trong doanh nghiệp là một điều kiện có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hình thành hệ sinh thái công nghiệp TTNT Việt Nam.

Thứ năm, nhân lực TTNT Việt Nam tài năng là nhân tố cốt lõi đảm bảo cho sự thành công phát triển TTNT và nền kinh tế số Việt Nam. Đầu tư phát triển tài năng TTNT Việt Nam có chuyên môn và đạo đức tốt không chỉ biết tạo ra sản phẩm TTNT mà còn đảm bảo sử dụng nó có lợi cho loài người, thấm nhuần triết lý “TTNT cùng con người, TTNT vì nhân loại” cần là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển TTNT Việt Nam.

Đầu tư đặc biệt cho phát triển tài năng TTNT cần được coi là thành phần quan trọng nhất trong đầu tư chiến lược tăng cường quy mô thị trường TTNT của đất nước, cần tiến hành nghiên cứu một cách công phu bài bản về các khía cạnh con người, văn hóa, lịch sử, xã hội, đặc biệt là các khía cạnh chính sách và quản lý để tìm ra nguyên nhân làm cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam không hiệu quả hơn các hệ thống giáo dục đại học của Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Singapore dù có cùng một gốc rễ giáo dục dân tộc “nho giáo”. Xây dựng chương trình đào tạo chuyên TTNT và các chương trình đào tạo liên ngành có TTNT.

Chương trình đào tạo cần quan tâm tới các khối kiến thức toán học, khoa học máy tính, điều khiển học cùng một số kiến thức khoa học cơ bản khác (bao gồm kiến thức khoa học xã hội và nhân văn) để cung cấp một nền tảng khoa học cốt lõi phát triển các mô hình và thuật toán TTNT độc đáo của riêng Việt Nam.

Một ví dụ minh họa là cuốn sách về học sâu tốt nhất hiện nay dành ba chương cung cấp các kiến thức cơ bản về đại số tuyến tính, xác suất và lý thuyết thông tin, tính toán số cho thấy tầm quan trọng của kiến thức khoa học cơ bản.

Trí tuệ nhân tạo là một công nghệ “lõi” và công nghệ “nguồn” dẫn dắt năng suất quốc gia, có tác động mạnh, mang tính cách mạng và đột phá đến sự phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và mọi mặt đời sống của con người; tạo ra giá trị gia tăng trong các sản phẩm dựa trên hàm lượng trí tuệ trong mọi hoạt động.

Công nghệ TTNT tạo ra những cơ hội cho các quốc gia, các nền kinh tế, các ngành và các tập đoàn có độ sáng tạo cao. Trong xu thể phát ưiề̉n toàn cầu, việc xây dựng và thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia phát triển Trí tuệ nhân tạo, trong đó Công nghệ và Sản phẩm ứng dụng TTNT là trung tâm, Hạ tầng Dữ liệu và Tính toán là nền tảng, TTNT lõi mang tính động lực, sẽ góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ưòng thời gian tới.

Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (Diễn đàn kinh tế năm 2019)

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/dau-tu-xay-dung-chien-luoc-tri-tue-nhan-tao-quoc-gia-ky-ii-144224.html