Đầu tư tiền ảo: Khi lòng tham che mờ lý trí

Những ngày qua, câu chuyện liên quan đến loại hình kinh doanh đa cấp tiền ảo Ifan và Pincoin đã và đang làm chấn động dư luận bởi con số thiệt hại quá lớn. Thế nhưng, điều khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng, vì sao loại hình này đã bị cấm nhưng nhiều người vẫn chấp nhận rủi do, chấp nhận vi phạm pháp luật để lựa chọn con đường 'khởi nghiệp' bằng tiền ảo, phải chăng lòng tham chính là điểm yếu để tiền ảo qua mặt?.

Tham có bị thâm?

Trong khi hơn 32.000 người chơi tiền ảo Ifan và Pincoin ở TP. Hồ Chí Minh vẫn đang đứng ngồi không yên vì số tiến lớn bị mất, thì không ít người đã thẳng thắn bày tỏ sự khó hiểu của mình khi cho rằng, vì sao người dân ở TP. Hồ Chí Minh, một thành phố phát triển năng động nhất cả nước và câu chuyện kinh doanh đa cấp, chiêu dụ góp vốn, vay nóng… đã “xưa như trái đất” nhưng tại sao nhiều người dân bị lừa?.

Lòng tham của con người chính là điểm yếu để tiền ảo tấn công

Đề cập vấn đề này, chị Ngọc Anh ở Trung Văn (Nam Từ Liêm) chia sẻ, theo thông tin được truyền thông đăng tải thì chiêu trò “dụ” người chơi chẳng mới mẻ gì, nhưng vì sao nó lại vấn rất hiệu quả? Phải chăng đó chính là cam kết mức hưởng lãi suất lên đến 48%/1 tháng khiến người dân mờ mắt, hay là bởi hội chứng “thần tượng” được dẫn dụ bằng những người có vị thế trong làng giải trí và những hứa hẹn mở ra một đời sống phong lưu, giàu có với một sự vô lý cùng cực mà vẫn lắm người tin, đó là điều khó hiểu.

“Các cơ quan nhà nước đã nghiêm cấm, các chuyên gia đã phân tích, báo chí, truyền thông đã cảnh báo, nhưng vì sao nhiều người dân vẫn mải mê lao vào kinh doanh tiền ảo, phải chăng lợi nhuận khủng đã “khơi dậy” lòng tham của con người?”, chị Ngọc Anh đặt câu hỏi.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các nhà “đầu tư” vẫn đang tìm đủ mọi cách để lách luật và kêu gọi người dân tham gia vào đầu tư tiền ảo dưới mọi hình thức. Thậm chí, để lách luật và tránh sự quản lý của các cơ quan chức năng, nhiều nhà đầu tư đã chuyển sang đầu tư tại các sàn giao dịch tiền ảo nước ngoài.

Cũng liên quan vấn đề này, Bộ Công Thương đã từng có những khuyến cáo với người dân và cho rằng, người dân không nên tham gia vào các giao dịch tiền ảo, bởi đây là giao dịch tự do không có quy định pháp luật hướng dẫn và bị nghiêm cấm.

Bên cạnh đó, tiền ảo cũng chưa phải là một tài sản được pháp luật thừa nhận, do đó, mọi giao dịch tiền ảo tại Việt Nam, kể cả giao dịch không phạm pháp cũng không được pháp luật bảo vệ. Việc người dân bị các nhà đầu tư “lừa” tham gia vào sàn giao dịch tiền ảo thời gian qua, nhiều người cho rằng, để xảy ra vấn đề này một phần là do lòng tham của người dân, nhưng mặt khác cũng là do chế tài xử lý chưa đủ mạnh khiến nhiều sàn giao dịch lách luật cố tình vi phạm.

Có thể nói, nhu cầu kiếm tiền và hưởng thụ một cuộc sống sung túc, giàu sang là nhu cầu tất yếu của mỗi người. Thế nhưng, câu chuyện về việc đầu tư kinh doanh vào tiền ảo Ifan và Pincoin cho thấy, nhu cầu ấy đã vượt qua khỏi chuẩn mực khi nhiều người mong muốn làm giàu bằng sự tham lam của mình.

Đề cập đến vấn đề này, Th.S Tâm lý Trương Xuân Thiên cho rằng, cái thành công và tồn tại của Bitcoin và nhiều đồng tiền ảo khác chính là đã đánh trúng vào điểm yếu của người dân đó là lòng tham.

“Tôi thấy, việc đầu tư vào tiền ảo của người dân như kiểu họ tự ném tiền vào một lỗ hổng không đáy và đây là kiểu đầu tư từ lòng tham và đang khiến đất nước nghèo đi, cuộc sống gia đình mỗi người trở bên bí bách hơn. Có thể thấy, thường những người “tiên phong” trong lĩnh vực tiền ảo sẽ dẫn dụ người ta vào mê cung đường đi của lời lãi, với sự giàu lên nhanh chóng và dồi dào tiền bạc của những người trẻ.

Họ “khởi nghiệp” bằng tiền ảo, gây ảo tưởng giàu sang mà “không phải làm gì”, dẫn đến tình trạng anh em, bạn bè lôi kéo nhau trở thành “nhà đầu tư” và rồi tất cả đều trở thành nạn nhân của sự ảo tưởng. Bài học về lòng tham một lần nữa người dân lại phải trả giá quá đắt. Vì thế, chúng ta nên khởi nghiệp, làm giàu bằng chính sức lao động và trí tuệ của mình, đó mới là cách làm giàu bền vững nhất”, ông Thiên cho hay.

Chế tài đã đủ mạnh?

Trước câu chuyện đầu tư trong lĩnh vực đa cấp tiền ảo đang chấn động dư luận có thể thấy, mặc dù đã có thông báo của Ngân hàng Nhà nước trong việc không công nhận tiền ảo, đồng thời, pháp luật cũng có những quy định nghiêm cấm, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người tham gia, tổ chức hoạt động tiền ảo, tuy nhiên, tỉ lệ đầu tư loại hình này cho thấy vẫn đang phát triển một cách khó kiểm soát.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các nhà “đầu tư” vẫn đang tìm đủ mọi cách để lách luật và kêu gọi người dân tham gia vào đầu tư tiền ảo dưới mọi hình thức. Thậm chí, để lách luật và tránh sự quản lý của các cơ quan chức năng, nhiều nhà đầu tư đã chuyển sang đầu tư tại các sàn giao dịch tiền ảo nước ngoài.

Cũng liên quan vấn đề này, Bộ Công Thương đã từng có những khuyến cáo với người dân và cho rằng, người dân không nên tham gia vào các giao dịch tiền ảo, bởi đây là giao dịch tự do không có quy định pháp luật hướng dẫn và bị nghiêm cấm. Bên cạnh đó, tiền ảo cũng chưa phải là một tài sản được pháp luật thừa nhận, do đó, mọi giao dịch tiền ảo tại Việt Nam, kể cả giao dịch không phạm pháp cũng không được pháp luật bảo vệ.

Việc người dân bị các nhà đầu tư “lừa” tham gia vào sàn giao dịch tiền ảo thời gian qua, nhiều người cho rằng, để xảy ra vấn đề này một phần là do lòng tham của người dân, nhưng mặt khác cũng là do chế tài xử lý chưa đủ mạnh khiến nhiều sàn giao dịch lách luật cố tình vi phạm.

Về vấn đề này, Luật sư Lê Quốc Đạt, Công ty Luật TNHH Trí Tuệ cho biết, Nghị định 96/2014 đã quy định rõ mức xử phạt trong lĩnh vực tín dụng, tiền tệ và ngân hàng, đối với các hành vi phát hành, cung ứng sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm các Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt hành chính từ 150 - 200 triệu đồng.

Đặc biệt, kể từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, theo đó, những tổ chức tín dụng ngân hàng sử dụng đồng tiền ảo sẽ bị xử phạt từ 3 - 6 năm tù.

Để quản lý các hoạt động kinh doanh tiền ảo, theo ông Đạt, các cơ quan chức năng cần triển khai song song giữa việc thanh tra các sàn giao dịch tiền ảo và tuyên truyền pháp luật cho người dân. Bởi lẽ, hiện nay rất nhiều người không biết hành vi này là vi phạm pháp luật và bị môi giới lừa gạt. Thậm chí nhiều người nghĩ, đây chỉ là một hình thức bán hàng đa cấp kiểu mới như các hình thức đa cấp trước đây và tham gia để sinh lời.

“Bên cạnh việc đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các sản giao dịch tiền ảo thì vấn đề truyên truyền đóng vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của người dân. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là việc người dân cần tỉnh táo trước những cám dỗ của lợi nhuận, đừng để lòng tham che mờ lý trí, dẫn đến tiền mất, tật mang và vướng vòng lao lý”, Luật sư Đạt cho hay.

Đỗ Đạt

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/dau-tu-tien-ao-khi-long-tham-che-mo-ly-tri-72017.html