Dấu tích kinh thành nghìn tuổi độc nhất vô nhị của người Chăm

Thành Đồ Bàn từng là kinh đô của vương quốc Chăm Pa trong 5 năm thế kỷ, từ năm 999 đến năm 1471. Hiện nay, dấu tích của thành này không còn nhiều.

Nằm trên địa phận xã Nhơn Hậu, thị xã An, tỉnh Bình Định, thành Đồ Bàn (thành Vijaya) từng là kinh đô của vương quốc Chăm Pa trong 5 năm thế kỷ, từ năm 999 đến năm 1471. Ảnh: Khu vực trung tâm thành Đồ Bàn ngày nay.

Nằm trên địa phận xã Nhơn Hậu, thị xã An, tỉnh Bình Định, thành Đồ Bàn (thành Vijaya) từng là kinh đô của vương quốc Chăm Pa trong 5 năm thế kỷ, từ năm 999 đến năm 1471. Ảnh: Khu vực trung tâm thành Đồ Bàn ngày nay.

Đến năm 1471 thì thành Vijaya bị quân của vua Lê Thánh Tông vây hãm và hạ được sau một cuộc giao tranh ác liệt. Vua Trà Toàn của Chăm Pa bị bắt sống trong trận náy. Thành Vijaya - Đồ Bàn từ đó bị bỏ hoang. Ảnh: Một địa điểm khai quật trong thành.

Đến cuối thế kỷ 18, vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc ra lệnh xây dựng thành Hoàng Đế trên nền cũ thành Vijaya cũ để làm kinh đô. Ảnh: Cổng thành Hoàng Đế.

Năm 1799 quân chúa Nguyễn Ánh chiếm thành Hoàng Đế và đổi tên là thành Bình Định. Năm 1816, vua Gia Long cho phá bỏ thành Bình Định và chuyển thủ phủ về Quy Nhơn. Ảnh: Lăng mộ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, hai võ tướng nhà Nguyễn trong thành Hoàng Đế.

Hiện nay dấu tích của thành Vijaya xưa không còn nhiều. Đó là một số đoạn tường lũy bằng đá ong, ngoài là hào cạn.

Bên trong thành còn lưu giữ một số tác phẩm điêu khắc của người Chăm, trong đó có một đôi sư tử bằng đá chạm trổ theo phong cách nghệ thuật Bình Định vào thế kỷ 12-14.

Hai bên lối vào thành cổ có cặp voi đá được đặt đối xứng, gồm một voi lớn và một voi nhỏ. Trong đó, voi lớn cao tới 2m, được coi là tượng voi lớn nhất từng được biết tới của điêu khắc Chăm.

Voi nhỏ cao khoảng 1,7 mét, được tạo hình với rất nhiều đồ trang sức trên mình, và dường như là voi cái.

Công trình đáng chú ý nhất trong khu vực thành Vijaya là tháp Cánh Tiên cao gần 20 mét, góc tháp có tượng rắn làm bằng đá trắng, voi đá và nhiều tượng quái vật.

Kiến trúc tháp Cánh Tiên được coi là tiêu biểu cho phong cách Bình Định có niên đại nửa sau thế kỷ 11 sang đầu thế kỷ 12, thuộc triều vua Harivarman IV (1074-1081) và Harivarman V (1113-1139).

Phía Bắc thành Vijaya từng có một cụm đền tháp lớn với trên dưới mười ngọn tháp Chăm. Đến thế kỷ 17, trên nền khu đền tháp này, chùa Thập Tháp Di Đà được xây dựng, và cái tên Thập Tháp là để ghi nhớ về khu tháp Chăm xưa...

Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/dau-tich-kinh-thanh-nghin-tuoi-doc-nhat-vo-nhi-cua-nguoi-cham-1157739.html