Đâu mới là mối đe dọa lớn nhất với Hải quân Mỹ hiện nay?

Với tốc độ đóng 10 chiến hạm mỗi năm, Hải quân Trung Quốc thực sự là mối đe dọa chiến lược cấp bách nhất đối với Hải quân Mỹ hiện nay.

Theo tờ "Quan sát quân sự" của Mỹ, một tài liệu chiến lược được phát hành bởi lực lượng tuần duyên, Thủy quân lục chiến và Hải quân Mỹ cho thấy dự báo sức mạnh hàng hải một lần nữa nhận được sự chú ý, đặc biệt là đối với những đối thủ cạnh tranh chiến lược với Mỹ đó là Trung Quốc và Nga.

Theo tờ "Quan sát quân sự" của Mỹ, một tài liệu chiến lược được phát hành bởi lực lượng tuần duyên, Thủy quân lục chiến và Hải quân Mỹ cho thấy dự báo sức mạnh hàng hải một lần nữa nhận được sự chú ý, đặc biệt là đối với những đối thủ cạnh tranh chiến lược với Mỹ đó là Trung Quốc và Nga.

Tài liệu chiến lược này nhấn mạnh, tầm quan trọng của việc cạnh tranh tại các vùng “nước xanh” và các khu vực ven biển. Tài liệu đã thảo luận sâu về một số khái niệm hoạt động, mà ba lực lượng trên của Mỹ đang xem xét. Ảnh: Tiêm kích hạm F/A-18E Super Hornet trên tàu sân bay Mỹ chiếc USS Theodore Roosevelt - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Những hoạt động trên sẽ tập trung hơn vào việc tập trung nâng cao khả năng cơ động lực lượng, việc sử dụng các cảm biến và mạng liên lạc phân tán, cũng như ứng dụng của UAV và tàu không người lái. Ảnh: Tàu không người lái SeaHunter mà lực lượng Hải quân Mỹ đang thử nghiệm - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Đồng thời, Thủy quân lục chiến Mỹ đã bắt đầu một kế hoạch cải tổ đáng kể. Theo kế hoạch, tất cả các xe tăng chiến đấu chủ lực và hầu hết các trang thiết bị hạng nặng của Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được cho loại biên, để tập trung nhiều hơn vào các trang bị hạng nhẹ, chi phí thấp nhưng có khả năng chiến đấu tốt và cơ động. Ảnh: Xe tăng M1A1 của Thủy quân lục chiến Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Hải quân Mỹ cũng đang xem xét việc cắt giảm đáng kể các đơn đặt hàng đối với các siêu tàu sân bay lớp Gerald R. Ford, và có thể tiết kiệm tới 60% ngân sách, để giành đóng các tàu nhẹ hơn và rẻ hơn, chẳng hạn như tàu chiến lớp Arleigh Burke hoặc các tàu đổ bộ trực thăng, trọng tải của nó nhẹ hơn một nửa và giá thành chỉ bằng 1/5 so với tàu sân bay lớp Ford. Ảnh: Tàu sân bay lớp Ford - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Tài liệu nhấn mạnh những thách thức ngày càng nghiêm trọng, mà Mỹ phải đối mặt trong việc kiểm soát vùng biển xanh, và những phát triển công nghệ lớn và hiện đại hóa quân sự của các đối thủ, đang làm xói mòn ưu thế quân sự của Mỹ. Ảnh: Máy bay không người lái phóng từ tàu ngầm Mỹ - Nguồn: Spunik.

Sự gia tăng của các tên lửa chính xác tầm xa của Trung Quốc và Nga, đồng nghĩa với việc Mỹ không còn có thể đảm nhận việc tiếp cận các đại dương trên thế giới một cách không bị cản trở trong các cuộc xung đột. Vì vậy Hải quân, Thủy quân lục chiến và tuần duyên của Mỹ phải thay đổi tư duy tiếp cận. Ảnh: Tên lửa chống hạm Zircon của Nga - Nguồn: Topwar

Báo cáo nhấn mạnh: "Trong khi Mỹ đẩy mạnh phát triển một lực lượng hải quân hiện đại, toàn diện, sẵn sàng đối mặt với tương lai; Hải quân Mỹ phải xây dựng lực lượng có tính cạnh tranh cao, có khả năng răn đe và đánh bại đối thủ khi cần thiết". Ảnh: Tên lửa đánh chặn tầm cao SM-3 trang bị trên các tàu chiến lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Tài liệu cũng cho thấy tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho cuộc xung đột với Trung Quốc và Nga. Nhiệm vụ chiến lược của hải quân Mỹ là tiếp tục triển khai trên toàn cầu, sẵn sàng ngăn chặn các tàu chiến và máy bay của Trung Quốc, Nga, cũng như kiềm chế và răn đe hai quốc gia này. Ảnh: Tiêm kích F/A-18E xuất phát từ tàu USS Ronald Reagan trên Biển Đông hôm 15/10 - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, sự thống trị của Mỹ trên biển đã bị thách thức nghiêm trọng bởi hải quân Liên Xô, nhất là vào thập niên 70, 80 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ đã không gặp phải thách thức như vậy trong vòng 25 năm. Hiện tại, Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược cấp bách, lâu dài nhất đối với Mỹ. Ảnh: Tàu sân bay Sơn Đông mà Trung Quốc mới đưa vào biên chế - Nguồn: Sina

Kể từ khi Liên Xô tan rã, hải quân của 4 quốc gia được coi là đối thủ "khó chịu" của Mỹ đó là Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên; tuy nhiên 2 trong số đó chưa chế tạo được tàu khu trục mới cho hải quân của mình, đó là Iran và Triều Tiên. Ảnh: Tàu ngầm lớp Yugo của Hải quân Triều Tiên - Nguồn: AFP/Getty Images.

Tuy nhiên Iran và Triều Tiên tập trung chú ý vào vũ khí phi đối xứng, đặc biệt là việc sử dụng tàu ngầm để chống lại lực lượng lớn hơn nhiều của Hải quân Mỹ. Iran gần đây đã được trang bị một số lượng nhỏ các tàu khu trục, nhưng về mặt kỹ thuật, các tàu khu trục này thua kém xa các tàu chiến của Hải quân Mỹ. Ảnh: Lễ hạ thủy tàu khu trục Sahand tại căn cứ hải quân của Iran ở TP Bandar Abbas, ngày 1/12/2020 - Nguồn: IRNA.

Trong các quốc gia trên, Trung Quốc là thành thách thức lớn nhất mà Hải quân Mỹ phải đối mặt về năng lực tác chiến mặt nước. Tàu khu trục Type 055 của Trung Quốc được coi là tàu chiến có sức mạnh chiến đấu hàng đầu thế giới, ngang ngửa với một số tàu khu trục của Mỹ. Ảnh: Tàu khu trục Type 055 - Nguồn: Sina

Với việc các nhà máy đóng tàu Trung Quốc đóng tàu chiến theo kiểu làm "bánh bao", hàng năng đưa 8-10 tàu khu trục vào trang bị, hạm đội Trung Quốc đang mở rộng với tốc độ "phi mã". Việc Trung Quốc đầu tư phát triển hải quân như vậy, gây lo ngại không chỉ cho khu vực mà cho cả thế giới. Ảnh: Tàu đổ bộ Type-075 của Trung Quốc - Nguồn: Sina

Trong tương lai gần, hạm đội tàu khu trục Trung Quốc có khả năng sẽ có hỏa lực mạnh hơn các tàu khu trục của Mỹ, điều này đã khiến Mỹ chú ý hơn đến phương pháp tác chiến phi đối xứng trong các trận hải chiến; trước mắt Hải quân Mỹ sẽ tập trung phát triển các phương tiện chiến đấu không người lái. Ảnh: Tàu chiến không người lái SeaHunter của Hải quân Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Hải quân Trung Quốc khoe lực lượng trong một cuộc duyệt binh trên biển.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/dau-moi-la-moi-de-doa-lon-nhat-voi-hai-quan-my-hien-nay-1480499.html