Đau mắt ở trẻ sơ sinh và phương pháp chữa trị hiệu quả nhất

Trẻ sơ sinh bị đau mắt nếu không được chữa trị có thể gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bố mẹ nên có thêm kiến thức về căn bệnh này để có cách điều trị và chăm sóc tốt nhất cho con.

Nếu trẻ bị đau mắt, bố mẹ cần bình tĩnh và xem xét các dấu hiệu để xác định bé bị bệnh đau mắt dạng nào. Đồng thời, bố mẹ phải rửa tay thường xuyên cho con bằng xà phòng, rửa mắt bằng muối sinh lý và không dùng chung thuốc nhỏ mắt hay đồ đạc với người khác, không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu… Bởi, đau mắt có thể dẫn tới các biến chứng nặng, có nguy cơ giảm thị lực ở trẻ, thậm chí có thể gây mù lòa.

Nguyên nhân của bệnh này là do vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh để rửa mắt nên dễ bị lây lan vi khuẩn khiến cho vi khuẩn ký sinh trùng xâm nhập vào mắt bé. Theo đó, vi khuẩn truyền nhiễm này gây ảnh hưởng đến phủ kết mạc của mắt, giác mạc, mí mắt.

Đau mắt là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng mỗi khi con bị bệnh. (Ảnh: Internet)

Một số triệu chứng đau mắt ở trẻ sơ sinh

Mí mắt trẻ đỏ là dấu hiệu của nhiễm trùng mắt.

Chảy nước mắt liên tục là dấu hiệu của trẻ bị tắc tuyến lệ.

Mắt thường xuyên ra gỉ, ghèn mắt là dấu hiệu mắt trẻ đang có vấn đề bất ổn.

Mắt nhạy cảm với ánh sáng do áp lức trong mắt bị gia tăng.

Đồng tử mắt màu trắng là cảnh báo sớm bệnh ung thư mắt ở bé.

Phương pháp điều trị một số bệnh về mắt ở trẻ sơ sinhLẹo (chắp) mắt

Đây là loại mụn nhỏ mọc ở bờ mi mắt, dưới chân lông mi và nguyên nhân là do tuyến nhỏ ở bờ mi bị nhiễm trùng. Lẹo mắt rất nhanh khỏi nhưng lại dễ bị lại. Theo đó, muốn trị lẹo mắt, bố mẹ chỉ cần bôi thuốc kháng sinh do bác sĩ chỉ định lên vùng lẹo mắt.

Đau mắt đỏ

Bệnh thường có các dấu hiệu như lòng trắng mắt ngứa, hơi sưng và màu đỏ. Trường hợp, trẻ vừa bị ho, vừa đau mắt đỏ thì chỉ cần hết ho mắt sẽ tự khỏi. Còn nếu trẻ chỉ bị đau mắt và lòng trắng mắt có vệt đỏ, luôn chảy nước mắt, buổi sáng mí mắt dính vào nhau và rỉ vàng nhiều đến nỗi không mở mắt ra được, bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể rửa nhẹ nhàng mắt bé bằng nước ấm tạm thời. Đặc biệt, đối với trẻ mới được mấy tuần tuổi thì cần được kiểm tra kỹ, phòng trường hợp bé bị tắc ống lệ đạo (đường dẫn nước mắt).

Mẹ nên dùng khăn lau mắt riêng cho bé để đảm bảo vệ sinh. (Ảnh: Internet)

Tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ (tuyến lệ bị chặn) xuất hiện ở trẻ là do hệ thống thoát nước ở vùng mắt bị chặn. Do đó, nước mắt được tạo ra không thể thoát ra ngoài, khiến cho mắt trở nên ngập nước. Theo đó, tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh thường được phát hiện khoảng 1 tháng sau sinh. Khi phát hiện bệnh, bố mẹ có thể rửa mắt cho trẻ bằng nước sạch hoặc dùng bông gòn thấm nước rồi nhẹ nhàng lau mắt cho trẻ để lấy hết những ghèn màu vàng bị dính trên mắt. Sau đó, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị bệnh.

Viêm kết mạc

Đây là căn bệnh xảy ra chủ yếu do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do một ống dẫn nước mắt nào đó bị chặn. Theo đó, bố mẹ có thể nhỏ mắt bằng thuốc kháng sinh cho trẻ để loại bỏ các vi khuẩn gây hại cho mắt, massage mắt nhẹ nhàng với nước ấm giúp đẩy dung dịch mủ trắng hoặc vàng ra ngoài, hay sử dụng nước muối pha loãng để lau và chấm nhẹ lên mi mắt của trẻ mỗi ngày từ 2 - 3 lần.

Thị lực kém

Thị lực kém là trường hợp đau mắt ở trẻ sơ sinh mà thường chỉ xảy ra với một mắt, mắt bị bệnh thường sẽ mờ hơn hẳn so với mắt còn lại. Theo đó, đây cũng là bệnh rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. Do đó, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu thị lực kém, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc và nhỏ thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ.

Nam Phong (TH)

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/dau-mat-o-tre-so-sinh-va-phuong-phap-chua-tri-hieu-qua-nhat-c21a291146.html