Đau lưng sau khi sinh có phải bị sa tử cung?

Một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ sau sinh là sa tử cung. Điều đáng nói chính là việc, sa tử cung có rất nhiều dấu hiệu giống với những bệnh lý thông thường, nên tuyệt đối các mẹ đừng chủ quan kẻo dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Sa tử cung sau sinh ở phụ nữ nguy hiểm đến đâu?

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Sa tử cung được hiểu khái quát là hiện tượng tử cung của mẹ sa thấp xuống trong âm đạo nên hay còn được gọi là sa dạ con. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở đối tượng phụ nữ sau khi sinh, nhất là những mẹ làm việc nặng nhọc hoặc mẹ từng sinh con nhiều lần và cuối cùng là phụ nữ trong độ tuổi từ 40-50 trở lên. Tất nhiên, cũng có vài trường hợp ghi nhận bệnh lý sa tử cung xảy ra ở những mẹ còn trẻ tuổi nhưng không đáng kể.

Sa thành trước âm đạo và bàng quang hoặc sau âm đạo là những biểu hiện đi kèm bệnh lý sa tử cung, có nhiều mức độ sa tử cung, ở mức độ nặng thì tử cung của mẹ có nhiều khả năng sa xuống rất thấp và lộ hẳn ra bên ngoài âm đạo.

Thông thường, bất kỳ bệnh lý nào cũng có những dấu hiệu nhận biết dù mơ hồ nhưng nếu theo dõi sát sao, mẹ hoàn toàn có thể nhận ra lời cảnh báo của cơ thể, thông qua các triệu chứng bất thường như: Cảm thấy nặng ở phần bụng dưới, âm hộ và âm đạo. Dù đau lưng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhưng mẹ không nên chủ quan bỏ qua

Có 3 mức độ sa tử cung khác nhau, kèm theo những biến chứng nguy hiểm mà các mẹ tuyệt đối cần nhớ:

-Sa tử cung mức độ 1: Tử cung bị sa xuống thấp nhưng tử cung vẫn còn nằm bên trong âm đạo của mẹ.

-Sa tử cung mức độ 2: Cổ và một phần thân tử cung bị sa ra bên ngoài âm đạo.

Ở 2 mức độ sa tử cung 1 và 2 mẹ hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm được, hiện tượng sa tử cung nếu biết lên kế hoạch nghỉ ngơi và có các bài luyện tập thích hợp.

-Sa tử cung mức độ 3: Tình trạng viêm nhiễm, lở loét gây ra do toàn bộ tử cung sa ra ngoài âm đạo. Khi bệnh tình đã chuyển sang mức độ này, tương đương với sa tử cung nặng thì mẹ cần phải sẵn sàng tâm lý đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, đó có thể là: loét âm đạo, viêm nhiễm diện rộng, vô sinh thậm chí tử vong.

Đau lưng sau sinh có phải sa tử cung?

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Theo Bác sĩ CKII Sản Kim Thị Phúc, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, sa tử cung thường có những triệu chứng cơ bản như: Cảm giác bị trì xuống trong vùng chậu, đau vùng thắt lưng, đau khi giao hợp, sa niệu đạo hay mót đi tiểu. Nếu chỉ đưa ra triệu chứng đau lưng thì không thể khẳng định được bệnh lý. Do đó, bệnh nhân nên đến bệnh viện khám phụ khoa sẽ giúp thiết lập chẩn đoán. Căn cứ vào chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm sẽ biết được chính xác tình trạng bệnh để điều trị.

Phòng tránh sa tử cung sau khi sinh bằng cách nào?

- Sau sinh để phòng tránh sa dạ con sản phụ không nên ngồi hoặc nằm ở một tư thế quá lâu, thay vào đó nên thường xuyên thay đổi vị trí, tư thế nằm.

- Nên thường xuyên đi lại, vận động chân tay nhẹ nhàng, vừa giúp máu huyết lưu thông để nhanh chóng phục hồi sau sinh vừa phòng tránh sa dạ con rất hiệu quả.

- Sau sinh sản phụ nên đi tiểu ngay, đừng nên nín nhịn tiểu tiện không tốt cho các cơ quan tiết niệu.

- Sau sinh từ 6-8 giờ sản phụ nên ngồi dậy, ngày thứ 2 thì đứng dậy đi lại nhẹ nhàng.

Bên cạnh đó, nên cho bé bú càng sớm càng tốt vừa là cách kích thích sữa mau về vừa giúp phòng tránh sa dạ con rất tốt.

- Sản phụ cần ăn nhiều rau xanh và trái cây, để phòng tránh táo bón. Bởi táo bón cũng là một trong những yếu tố khiến sản phụ dễ bị sa dạ con.

- Ngoài ra, sản phụ cần tránh vận động và làm việc quá sức, nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng.

Tổng hợp

Văn Anh

Nguồn Thế Giới Trẻ: http://thegioitre.vn/tin-tuc/suc-khoe/dau-lung-sau-khi-sinh-co-phai-bi-sa-tu-cung-55744.html