Đau lưng khi mang thai liệu có đáng lo ngại cho sức khỏe mẹ bầu?

Theo thống kê, có đến 80% phụ nữ bị đau lưng khi mang thai. Vậy nguyên nhân do đâu và những phương pháp nào để mẹ bầu có thể giảm đau lưng hiệu quả?

Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thaiVị trí của thai

Nếu lưng của em bé trong bụng nằm ngược lại với lưng của mẹ thì sẽ tăng sức ép lên vùng xương lưng cho mẹ tạo ra những cơn đau, đặc biệt là vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Thay đổi hormone thai nghén

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra một loại hormone thai nghén gọi là progesteron. Loại hormone này khiến các dây chằng liên kết vùng khung xương chậu và lưng phía sau bị nhão ra, gây nên những cơn đau lưng khi mang thai.

Đau lưng khi mang thai là một hiện tượng phổ biến. Ảnh internet.

Đau lưng khi mang thai là một hiện tượng phổ biến. Ảnh internet.

Tuy nhiên, cũng chính nhờ loại hormone này mà khung chương chậy của mẹ bầu trở nên mềm dẻo và linh hoạt hơn, giúp quá trình chuyển dạ được diễn ra dễ dàng hơn.

Các cơ vùng bụng bị yếu đi

Các cơ vùng bụng có nhiệm vụ chịu sức ép từ cơ thể khi bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt khi gập người… Khi mang thai, các khối cơ này trở nên yếu ớt và bị giãn mạnh do sự phát triển của thai nhi. Chính điều này khiến cho vùng bụng, cơ lưng của mẹ bầu bị chèn ép, gây đau lưng.

Thừa cân

Mang thai là thời điểm mẹ bầu tăng cân nhiều nhất và cột sống phải hỗ trợ cân nặng đó. Trọng lượng thai nhi và tử cung tăng áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh vùng xương chậu. Đây cũng là một trong nguyên nhân khiến mẹ bầu phải chịu những cơn đau lưng, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ.

Phương pháp giảm đau lưng khi mang thaiKhông mang vác vật nặng

Các mẹ không nên cố quá sức để mang vác các vật nặng. Trong trường hợp cầndi chuyển một vật gì đó lên, mẹ bầu có thể giữ thẳng lưng, từ từ hạ trọng tâm bằng cách khụy gối, sau đó giữ đồ vật ở gần cơ thể bạn và nhắc lên. Mẹ bầu chú ý nên giữ thăng bằng bằng chân thay vì dùng cơ lưng để hạn chế các cơn đau.

Mẹ bầu cần chọn tư thế mang vác hợp lý khi mang thai. Ảnh internet.

Tư thế đứng ngồi hợp lý

Mẹ bầu tuyệt đối không ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài. Sử dụng ghế đẩu để ngồi hoặc nằm thường xuyên trong tình huống sẽ phải đứng lâu.

Nên chọn loại ghế có phần tựa lưng êm ái hoặc sử dụng gối để tựa, cố gắng giữ lưng thẳng. Khi đứng hai chân phải chú ý phải luôn rộng bằng vai. Tại nơi làm việc, mẹ bầu không nên ngồi quá lâu, cố gắng rời khỏi bàn làm việc thường xuyên.

Mẹ bầu cần chọn tư thế ngồi đúng để hạn chế các cơn đau. Ảnh internet.

Chọn đúng kích cỡ áo ngực

Áo ngực phải chọn loại thiết kế dành riêng cho mẹ bầu và các dây áo phải đủ rộng và cúp ngực đủ lớn để tránh các áp lực lên vai và lồng ngực. Ngoài ra, mẹ nên chú ý tránh mặc các quần áo bó sát khi mang thai vì điều này có thể làm máu hạn chế lưu thông và giảm sự cung cấp oxy cho cơ bắp, gây ra tình trạng đau lưng.

Châm cứu

Châm cứu vốn là một phương pháp y học cổ truyền của Trung Quốc bằng việc sử dụng các kim nhỏ để kích thích các huyệt đạo trên cơ thể, tăng khả năng lưu thông máu và giảm đau lưng hiệu quả.

Sử dụng tinh dầu thơm thư giãn

Các mẹ bầu có thể thêm vào bồn tắm của mình một vài giọt tinh dầu hoa oải hương hoặc hoàng lan để giúp giảm các cơn đau cơ bắp. Tuy nhiên, các mẹ cần hạn chế sử dụng tinh dầu hoa oải hương trong ba tháng đầu mang thai vì nó sẽ làm kích thích các cơ thắt tử cung.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng hoặc chườm lạnh sẽ giúp giảm đau lưng khi mang thai hiệu quả. Ảnh internet.

Một miếng đệm nước nóng hoặc túi nước đá có thể giúp mẹ bầu tạm thời giảm cơn đau lưng hiệu quả. Mẹ bầu có thể kết hợp mát – xa để tăng thêm hiệu quả.

Giữ tâm trạng thoải mái

Tâm trạng thoải mái sẽ giúp các cơ được thả lỏng hơn. Mẹ bầu có thể thử các động tác yoga hoặc thiền để làm dịu tâm hồn, đồng thời giải phóng áp lực lên các cơ trong cơ thể.

Tập yoga cũng là lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe mẹ bầu. Ảnh internet.

Phụ nữ khi mang thai đau lưng là chuyện rất phổ biến và không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên nếu như chứng đau lưng có kèm theo các triệu chứng như ra máu cửa mình, đau bụng gò cứng hoặc đau buốt khi tiểu tiện thì mẹ bầu cần hết sức lưu ý và đến ngay các cơ sở y tế thăm khám để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

(Theo Momjunction)

Phù Dung

Nguồn PNSK: https://phunusuckhoe.vn/dau-lung-khi-mang-thai-lieu-co-dang-lo-ngai-cho-suc-khoe-me-bau-c20a292099.html