'Dấu lặng' quan hệ với Nga nhưng Israel vẫn là 'sự sống còn' tại Trung Đông

Leo thang khủng hoảng chính trị dải Gaza bộc lộ tín hiệu tương đối yên lặng tại Trung Đông trong tuần qua.

"Lạnh nhạt" quan hệ giữa Israel và Nga?

Kể từ sau vụ việc bắn rơi máy bay Nga tại Syria, quan hệ giữa Israel và Moscow có vẻ lắng xuống. Israel không kiềm chế các cuộc không kích tại Syria nhằm vào Iran trong thời gian qua bởi lo ngại các vấn đề biên giới. Tuy nhiên, nguồn tin đều cho rẳng, cả Nga và Israel đều đã có liên lạc trước khi vụ việc máy bay bị bắn rơi vào tháng Chín. Giới quan sát cho rằng, Nga vẫn có chút nhạy cảm kể từ sau vấn đề này.

Ảnh minh họa

Vụ việc đã khiến cho quan hệ giữa Nga và Israel đi xuống sau khi Moscow cho rằng các hành động là thiếu trách nhiệm và cho rằng Israel không cung cấp đầy đủ thông tin về vụ tấn công. 10 ngày sau vụ việc, Nga đã quyết định vận chuyển hệ thống phòng thủ S-300 đến Syria.

Thậm chí, cuộc gặp vội vã giữa Thủ tướng Israel Netanyahu và Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị quốc tế tại Paris vẫn chưa thể giải quyết được khủng hoảng. Tổng thống Putin cho biết ngày 15/11 rằng ông ấy không có kế hoạch cuộc gặp khác với Thủ tướng Netanyahu trong thời gian tiếp theo.

Nếu như các cuộc tấn công trước đây nhằm vào tàu và căn cứ vũ khí của Iran tại Syria được chấp thuận thường xuyên thì hiện tại, bất kỳ hoạt động nào mà Israel tiến hành không kích Syria thì dường như đều không chắc chắn. Nga dường như có chút "lạnh nhạt" với Israel.

Thậm chí cựu Bộ trưởng Quốc phòng Isreal Avigdor Lieberman cũng không thể thu xếp cuộc gặp tại Moscow với lãnh đạo đồng cấp Nga – Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu.

Tham mưu trưởng quân đội Israel, ông Gadi Eisenkot đã nói trong một hội nghị rằng: "Tiếng khóc mà tôi nghe thấy về sự mất khả năng của Israel không còn phù hợp với tài liệu tình báo mà đọc mỗi sáng về tình hình Gaza, Syria và Lebanon. Trên tất cả các mặt trận, Thủ tướng Netanyahu vẫn chỉ ra sự thận trọng và trách nhiệm. Đây là cách tiếp cận cần thiết nhằm ngăn chặn cuộc chiến không mong muốn."

Nga vừa làm rõ với Israel bằng nhiều cách ở bối cảnh hiện tại. Sự thay đổi là bằng chứng rõ ràng thông qua tông giọng cứng rắn hơn trong việc kết nối từ trụ sở phòng không Israel đến căn cứ Nga tại Khmeimim, nằm ở phía Tây bắc Syria. Đây cũng là bằng chứng cho việc đối đầu của Israel với Nga.Trong khi đó, Israel liên tục cảnh báo rằng, nước này sẽ không khoan nhượng với sự hiện diện của quân đội Iran ở Syria và nhiều lần tấn công vào các căn cứ quân sự của Iran với lập luận ngăn Tehran chuyển vũ khí cho lực lượng Hezbollah của Lebanon.

Giám đốc trung tâm Moscow Carnegie Dmitri Trenin cho biết, mối quan hệ giữa Nga với Israel đối với Syria là dấu ấn quan trọng cho hoạt động của Nga tại Trung Đông.

"Israel là sự sống còn tại Trung Đông"

Bộ trưởng Ngoại giao Jordan Ayman Safadi cho biết, thế giới Ả rập luôn muốn thúc đẩy quan hệ với Israel.

Oman đưa ra tuyên bố ủng hộ bình thường hóa quan hệ với Israel .

"Các quốc gia Ả rập cần phải đối mặt với thực tế rằng, Israel là một yếu tố sống còn tại Trung Đông và Israel nên chia sẻ quyền cũng như nghĩa vụ trong khu vực", ông Sayyid Badr bin Hamad al-Busaidi, một quan chức ngoại giao Oman cho biết.

Chỉ một tháng trước đó, Ngoại trưởng của Oman cũng đã đưa ra tuyên bố tương tự tại Hội nghị thượng đỉnh Bahrain. Tuyên bố này được đưa ra sau chuyến thăm của Thủ tướng Benjamin Netanyahu đến Oman.

Tuy nhiên, giống như một tín hiệu thay đổi chậm trong thái độ của khu vực đối với Israel, các nhà lãnh đạo Hồi giáo đang trở nên cởi mở hơn trong quan hệ của họ với nhà nước Do Thái và phản ánh vai trò của họ trong khu vực.

Ông Busaidi đã bày tỏ hối tiếc rằng, Israel không trực tiếp nằm trong danh sách các quốc gia nỗ lực giải quyết khủng hoảng nhân đạo tại Yemen.

"Israel không trực tiếp liên quan nhưng họ vẫn thể hiện tiếng nói ảnh hưởng", ông Busaidi nói

Theo ông Busaidi, có một chút ảnh hưởng, đặc biệt trên truyền thông xã hội nhấn mạnh đến phản ứng khiêu khích trong chuyến thăm của Thủ tướng Netanyahu tại Oman.

"Chúng ta tất cả đều là một phần của khu vực và chúng tôi phải đối mặt với thực tế đó. Cách duy nhất để thực sự đạt được tình hình ổn định bền vững là phải có được một cuộc gặp gỡ thảo luận khác để có thể có được hành động cụ thể. Thật tốt để đưa kẻ thù trở thành bạn bè", ông Busaidi nhấn mạnh.

Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi cũng cho rằng, thế giới Ả rập luôn muốn thúc đẩy quan hệ với Israel.

"Sự thiếu vắng giải quyết công bằng cho xung đột giữa Israel và Palestine, khu vực sẽ không bao giờ có hòa bình và ổn định. Các quốc gia Ả rập thúc đẩy quan hệ với Israel trong khu vực. Sáng kiến hòa bình Ả rập liên tục được đưa ra thảo luận từ năm 2002. Đây không phải là tối hậu thư mà là một lời mời", ông Safadi nói thêm.

Theo Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi, Mỹ là một đối tác quan trọng trong bất kỳ nỗ lực hòa bình nào giữa Israel và Palestine.

"Không có gì có thể được thực hiện mà không có Mỹ", ông Safadi nói.

Chính quyền Tổng thống Trump lên kế hoạch hòa bình cho Israel và Palestine trong tương lai gần. Tuy nhiên, không có thời hạn chính xác khi nào thực hiện. Một số báo cáo cho rằng, kế hoạch đã bị trì hoãn.

"Chúng tôi sẵn sàng nỗ lực hết mình và chia sẻ mục tiêu hòa bình nếu Mỹ có thể đứng ra làm trung gian", ông Safari nhấn mạnh./.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/dau-lang-quan-he-voi-nga-nhung-israel-van-la-su-song-con-tai-trung-dong-20181126115815281.htm