Đâu là sự thật trong vụ phóng viên bị tố hành hung tài xế ở trạm BOT?

ng Phan Đình Hưng (bút danh Mai Trâm), phóng viên báo Thanh Niên, hiện công tác tại Văn phòng đại diện báo Thanh Niên tại Cần Thơ gửi phản hồi đến báo Nhà báo & Công luận về nội dung va chạm giữa ông và một tài xế tại trạm BOT T2 (Thốt Nốt, TP. Cần Thơ).

Theo ông Phan Đình Hưng: “Khoảng 15 giờ đến 17 giờ ngày 9/3, qua phản ánh của bạn đọc về việc xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự tại Trạm BOT T2 (Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ), ông đã đến tác nghiệp. Tại đây, trong quá trình tác nghiệp, tôi chuẩn bị chụp hình một tài xế đang tranh cãi với lực lượng công an, bỗng nhiên có một người đàn ông bước đến gần và có lời lẽ khiếm nhã, nặng nề xúc phạm tôi; đồng thời người này dùng điện thoại quay vào mặt tôi để live stream.”

Khi thấy người đàn ông có hành động như vậy, ông Hưng đã yêu cầu người này không được làm như vậy, nhưng anh ta vẫn cố tình quay phim ông Hưng cùng lực lượng làm nhiệm vụ tại trạm. Trong lúc nói qua nói lại, ông Hưng gạt tay và đuổi theo người này với mục đích là không cho quay phim và live stream. Sau đó, lực lượng công an can thiệp và trật tự được vãn hồi...

Hình ảnh PV Mai Trâm tại Trạm BOT T2

Đáng tiếc là sau đó trên mạng xã hội đã đưa clip và hình ảnh của ông Hưng kèm những dòng thông tin một chiều, xúc phạm cá nhân ông Hưng và lôi kéo những bình luận kêu gọi hành động đe dọa gia đình ông Hưng. Một số tài khoản facebook được cho là của phóng viên báo – đài đã có những bình luận thiếu khách quan.

Trước những lời đe dọa, ông Hưng làm đơn trình báo gửi đến cơ quan có thẩm quyền, kiến nghị làm rõ sự việc, bảo vệ tính mạng nhà báo khi tác nghiệp và có biện pháp xử lý những cá nhân xúc phạm danh dự, vu khống.

Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.”

Liên quan đến vụ việc trên, trước đó báo Thanh Niên có thông cáo và đề nghị Công an TP. Cần Thơ sớm có ý kiến về việc tác nghiệp của phóng viên Phan Đình Hưng tại trạm BOT T2 Cần Thơ vào thời gian trên. Nội dung công văn, "Theo đó, từ khuya 9/3 đến nay, trên mạng xã hội lan truyền một clip liên quan đến vụ việc xảy ra tại trạm thu phí BOT T2, trong đó có hình ảnh của phóng viên Mai Trâm, thuộc Văn phòng Đại diện Báo Thanh Niên tại ĐBSCL.

Một tài khoản facebook đã live stream về vụ việc, phổ biến số điện thoại di động của phóng viên Mai Trâm và có những lời lẽ xúc phạm danh dự phóng viên Mai Trâm và báo Thanh Niên. Đến nay, đã có nhiều cuộc gọi, tin nhắn vào số điện thoại của phóng viên Mai Trâm với lời lẽ hăm dọa…".

Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Quốc Hoàng – Chủ tịch Hội Nhà báo Cần Thơ cho biết: “Tôi đã nghe anh Hưng gọi điện báo cáo sự việc, nhưng chưa nhận được đơn. Tôi sẽ cho kiểm tra việc một số phóng viên có những lời lẽ khiếm nhã, nếu là Hội viên chúng tôi sẽ xem xét về tư cách đạo đức Người làm báo. Còn về sự việc, chúng tôi sẽ đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.”

Về hành vi người đàn ông lấy máy điện thoại quay phim phóng viên đang tác nghiệp, Luật sư Trần Thị Thùy (Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh) nói: "Hành động tự ý quay và sử dụng hình ảnh mà không có sự đồng ý của người đó mà xâm phạm nhân phẩm danh dự của người đó được coi là hành vi vi phạm pháp luật".

Congluan.vn sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Thái Sơn

Nguồn Công Luận: http://congluan.vn/phap-luat/ban-doc/dau-la-su-that-trong-vu-phong-vien-bi-to-hanh-hung-tai-xe-o-tram-bot-34300