Dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư cổ tử cung mà phụ nữ nhất định phải biết

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh thường gặp ở nữ giới, nhất là phụ nữ giai đoạn mãn kinh. Nó là nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở phụ nữ, sau ung thư vú.

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư phụ khoa phổ biến ở nữ giới độ tuổi trung niên trở lên. Một trong những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus Human papillomavirus (HPV). Phần lớn phụ nữ mắc bệnh ở giai đoạn này là sau thời kì mãn kinh.

Các yếu tố gây nguy cơ tăng nhiễm virus HPV và phát triển bệnh ung thu cổ tử cung ở nữ bao gồm quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều người, dùng thuốc tránh thai kéo dài, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm vùng kín,…

Dưới đây là 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung mà phụ nữ cần lưu ý.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cungDịch tiết âm đạo bất thường

Dịch tiết âm đạo bất thường có thể là đấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung. Ảnh minh họa: Internet

Dịch tiết âm đạo bất thường có thể là đấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung. Ảnh minh họa: Internet

Dịch tiết âm đạo là chất nhầy được cổ tử cung sản xuất. Chúng được xem là bình thường khi dịch âm đạo có màu trong suốt hoặc trắng sữa, hơi đặc, số lượng ít và không có mùi.

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy vùng kín bỗng nhiên tiết ra nhiều hơn bình thường, màu sắc hơi đục, có mùi hôi, vón cục,… thì đó có thể là dấu hiệu bất thường ở cổ tử cung.

Do vậy, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.

Đi tiểu nhiều lần

Nếu bạn nhận thấy tần suất tiểu tiện của mình ngày càng tăng, có màu sắc lạ hoặc lẫn máu trong đó thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung.

Chu kì kinh nguyệt bất thường

Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những điều quan trọng đối với chị em phụ nữ. Một chu kỳ kinh đều đặn sẽ là dấu hiệu tích cực với sức khỏe nữ giới và ngược lại.

Nếu bạn thường xuyên bị trễ kinh, rong kinh, kinh nguyệt có màu đen sẫm, đau bụng dữ dội trong những ngày ấy,… thì có thể là dấu hiệu “tố” bệnh ung thư cổ tử cung.

Đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ

Nếu cơ thể thường xuyên bị chảy máu, đau sau khi quan hệ thì bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Ảnh minh họa: Internet

Chảy máu sau quan hệ là tình trạng mà bạn cũng có thể phải đối mặt ngay cả khi không gặp vấn đề ở tử cung. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp phải cảm giác đau và chảy máu sau khi “yêu” đó có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe ở các cơ quan sinh sản, bao gồm ung thư cổ tử cung.

Sụt cân nhanh chóng

Sụt cân là dấu hiệu thường gặp trong các giai đoạn phát triển ở hầu hết các bệnh ung thư.

Khi mắc ung thư cổ tử cung, chúng sẽ giảm đi số lượng hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài, thiếu máu, ăn không ngon miệng và sụt cân.

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung chia thành nhiều giai đoạn, phát hiện sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 90%. Ảnh minh họa: Internet

Giai đoạn 1: Nhiễm virus HPV

Giai đoạn 1 hay còn được gọi là giai đoạn nhiễm virus HPV. Theo các bác sĩ sản phụ khoa, hầu hết 70% – 90% phụ nữ đều có khả năng nhiễm virus HPV, chúng sẽ tự biến mất mà không gây ảnh hưởng tiêu cực nào cho sức khỏe.

Tuy nhiên, một số ít vi khuẩn có thể lưu lại và làm cho tế bào của cổ tử cung phát triển bất thường, gây ung thư.

Giai đoạn 2: Tiền ung thư

Theo Womans Day, khoảng 10% nữ giới bị nhiễm HPV sẽ phát triển sang giai đoạn tiền ung thư, nhóm tuổi có khả năng cao nhất là 25 – 29. Nhưng từ khi nhiễm HPV đến giai đoạn tiền ung thư phải mất đến 7 – 10 năm.

Do vậy, nếu người bệnh phát hiện sớm và có phương pháp điều trị sớm thì tỷ lệ điều trị thành công lên đến 90%.

Giai đoạn 3: Ung thư (chưa di căn)

Theo thống kê, có khoảng 12% những người bệnh ở giai đoạn 2 nếu không được điều trị kịp thời sẽ phát triển thành ung thư. Ở giai đoạn này, các tế bào gây bệnh sẽ phát triển chủ yếu ở trong cổ tử cung. Do đó, nếu được điều trị tích cực sẽ đem lại kết quả khả quan cho người bệnh.

Một số phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn này bao gồm: cắt bỏ tử cung kết hợp việc nạo các hạch có chọn lọc. Tuy nhiên, nếu hạch bị xâm lấn thì phương áp dụng phương pháp phẫu thuật tận gốc.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị xạ trị như : Xạ trị mỗi khối u đơn hoặc xạ trị ngoài vùng chậu trước khi mổ, xạ trị ngoài vùng chậu sau mổ hoặc kết hợp hóa – xạ đồng thời sau phẫu thuật.

Sau khi phẫu thuật, một số trường hợp sẽ ngăn bệnh phát triển thêm hoặc được chữa khỏi hoàn toàn. Một số trờng hợp ác tính hoặc không được điều trị kịp thời, các khối u sẽ phát triển và di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể.

Phù Dung

Nguồn PNSK: https://phunusuckhoe.vn/dau-hieu-canh-bao-som-ung-thu-co-tu-cung-ma-phu-nu-nhat-dinh-phai-biet-c25a301188.html