Đấu giá thành công chiếc máy mật mã hàng hiếm của Đức Quốc xã

Bộ máy mật mã nặng 28,5 pound (hơn 12 kg) đã thuộc về một người mua trực tuyến vào cuối tuần qua.

Bộ máy mật mã nặng 28,5 pound (hơn 12 kg) đã thuộc về một người mua trực tuyến vào cuối tuần qua.

Một cỗ máy mật mã hiếm hoi, được Đức Quốc xã sử dụng để tạo mã liên lạc quân sự trong thế chiến thứ hai, vừa được bán đấu giá với giá hơn 106.000 USD ( hơn 2,4 tỷ đồng).

Bộ máy mật mã nặng 28,5 pound (hơn 12 kg) đã thuộc về một người mua trực tuyến vào ngày thứ Bảy, theo Heritage Auctions.

Máy mật mã được bán kèm với các hướng dẫn vận hành. Tuy nhiên, chiếc máy không được hoàn hảo, một trong những bóng đèn của chiếc máy đã bị hỏng.

Trước đây, khi Thế chiến II sắp kết thúc, Đức Quốc xã đã phá hủy phần lớn máy móc được sử dụng để gửi và nhận tin nhắn được mã hóa để ngăn chặn phía quân Đồng minh nắm giữ chúng.

Winston Churchill - Thủ tường Anh thời đó đã ra lệnh cho tất cả các máy mật mã bị thu thập phải bị phá hủy khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, theo phòng Di sản đấu giá, hầu hết 250 máy mật mã còn lại sau chiến tranh đều đã bị hỏng hoặc chôn vùi.

Đấu giá thành công chiếc máy mật mã hàng hiếm của Đức Quốc xã. Ảnh: Bloomberg

Đấu giá thành công chiếc máy mật mã hàng hiếm của Đức Quốc xã. Ảnh: Bloomberg

Thiết kế phức tạp của máy tạo nên những mật mã được coi là "không thể phá vỡ" ở hồi đầu những năm 1940. Chiếc máy có thể xáo trộn các chữ cái gốc thành những chữ bất kỳ khác trong 17.576 phép kết hợp, tạo nên một mật mã hoàn toàn mới.

Bắt đầu từ những năm 1939, cơ quan tình báo quốc tế của Anh với mật danh MI6 đã bắt tay vào việc giải mã các máy điện tín Enigma với nguyên mẫu là chiếc máy mật mã Enigma phiên bản mới nhất do lực lượng tình báo Ba Lan lấy cắp được của phe Phát Xít.

Quá trình giải mã bắt đầu với việc tập hợp những người thông minh nhất nước Anh lúc bấy giờ thành một nhóm bao gồm các nhà toán học lỗi lạc, các nhà ngôn ngữ học và các chuyên gia giải mã.

Một nhóm giải mã máy điện toán Enigma được ra đời với người đứng đầu là giáo sư toán học Alan Turing, một thiên tài toán học khi đó đang làm nhiệm vụ giảng dạy tại trường đại học Cambridge. Ông cũng được biết đến như là cha đẻ của ngành khoa học máy tính và nổi tiếng với phép thử Turing, một phương pháp để giúp phân biệt giữa người thật và trí thông minh nhân tạo mà hiện nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực internet với tên gọi quen thuộc là CAPCHA.

Chỉ mất khoảng một năm kể từ ngày nhận nhiệm vụ, đến năm 1940 Alan Turing đã sáng chế ra được chiếc máy giải mã Bombe với nhiệm vụ giải mật các thông điệp của Đức Quốc Xã. Máy Bombe được coi là cỗ máy tính điện tử đầu tiên của nhân loại có trí thông minh nhân tạo, nó có khả năng tìm công thức cài đặt trong khối quay của máy Enigma và tự biết loại bỏ các phép thử sai ngay từ lần thử đầu tiên nếu tạo ra các từ vô nghĩa. Với mỗi một phép thử, máy Bombe sẽ tự tìm ra các điểm gây mâu thuẫn trong kết quả và lập tức dừng quá trình thử ngay khi phát hiện ra chi tiết phi lô-gic trong lời giải, cứ như vậy cho đến khi nó có thể xếp được các mật mã thành một chuỗi ký tự có nghĩa và đưa ra kết quả giải mã chính xác.

Vũ Đậu (T/h)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/kinh-doanh/dau-gia-thanh-cong-chiec-may-mat-ma-hang-hiem-cua-duc-quoc-xa-a304762.html