Đau dây chằng cổ: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Đau dây chằng cổ là một trong các triệu chứng của bệnh lý xương khớp, gây ra rất nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các hoạt động sinh hoạt của người bệnh.

Đau dây chằng cổ là gì?

Đau dây chằng là những cơn đau nhức xảy ra do dây chằng ở những khớp xương bị tổn thương

Đau dây chằng là những cơn đau nhức xảy ra do dây chằng ở những khớp xương bị tổn thương

(Ảnh minh họa)

Đau dây chằng là hiện tượng những cơn đau nhức xảy ra do dây chằng ở những khớp xương bị tổn thương. Đau dây chằng khiến người bệnh vô cùng khó chịu bởi không chỉ bởi những cơn đau nhức mà hoạt động hàng ngày cũng bị hạn chế. Thậm chí những hoạt động nhẹ như đau khi cúi người (đau dây chằng lưng), đau khi vặn cổ (đau dây chằng cổ), đau khi ngồi (đau dây chằng ở mông), cầm nắm khó khăn nếu đau dây chằng ngón tay cái,…

Đau dây chằng có thể xảy ra ở rất nhiều vị trí khác nhau như đau dây chằng khớp gối, đau dây chằng bụng dưới, đau dây chằng hông, đau dây chằng ở háng, đau dây chằng sau gót chân, đau dây chằng cổ tay,… Thông thường, những cơn đau thường cấp tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành cơn đau mãn tính, gây khó khăn chữa bệnh sẽ rất khó khăn.

Nguyên nhân gây đau dây chằng cổ thường gặp

Những cơn đau vùng dây chằng cổ thường do một số nguyên nhân như:

- Quá trình lão hóa ở tuổi trung niên khiến các khớp xương bị mòn, dây chằng hoạt động yếu hơn.

- Đau dây thần kinh chẩm hoặc một trong các rễ thần kinh ở cổ.

- Di chấn hoặc tiến triển của bong gân vùng cổ do tai nạn hoặc vô tình tác động mạnh lên cổ.

Ảnh minh họa

- Sinh hoạt, vận động sai tư thế: kê gối có độ cao không phù hợp; nằm nghiêng người lâu khi ngủ; ngủ gục mặt trên bàn làm việc; ngồi khòm lưng lâu, ít vận động; khuân vác vật nặng sai tư thế; vặn mạnh cổ khi nhức mỏi; nằm coi tivi…gây rối loạn lực cơ trường và kéo căng dây chằng.

- Hoạt động cổ quá mức hoặc ghì cổ ở một tư thế lâu do tính chất ở một số công việc như bác sĩ, thợ điện, thợ may, thợ cắt tóc, nhân viên văn phòng… gây ra các cơn đau buốt vùng dây chằng dọc cổ.

- Chơi các môn thể thao cần sử dụng lực cổ như bóng rổ, bóng chày, tennis, tập thể hình sai tư thế…

- Các yêu tố thời tiết khiến cơ thể cảm lạnh, trúng gió cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ, gân và dây chằng.

- Vùng cổ, vai, gáy bị viêm nhiễm do mắc các bệnh lý như Paget cột sống, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…

- Do bị u cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, não mô cầu, viêm màng não, ung thư…

Cách điều trị đau dây chằng cổ hiệu quả

Theo Phó giám đốc Bệnh viên Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP. HCM, người bệnh nên đi khám ngay khi tình trạng đau cổ kéo dài có dấu hiệu đau dây chằng vùng cổ. Tránh tự ý uống thuốc giảm đau tại nhà vì có thể làm trầm trọng tình trạng đau nhức về sau, thậm chí là đau mãn tính, khó chữa khỏi.

Nếu chỉ là những cơn đau thông thường, bệnh thường sẽ tự hết trong vòng từ 1 – 2 ngày khi có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Đối với những trường hợp đau nhức nghiêm trọng hơn, nếu người bệnh dùng thuốc và tuân thủ đúng theo những chỉ định của Bác sĩ, bệnh sẽ tự phục hồi trong khoảng 3 tuần kể từ lúc bắt đầu điều trị, thậm chí có thể là từ vài ngày đến 1 tuần nếu tình trạng bệnh không quá phức tạp. Ngoài ra:

Massage cổ giúp giảm đau

Nếu cơn đau cổ có mức độ nhẹ, bạn có thể xoa bóp vùng cổ nhằm kích thích tuần hoàn máu, cải thiện cơn đau và phạm vi chuyển động của cơ quan này.

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, có thể kết hợp động tác massage với dầu hoặc cao nóng nhằm làm giãn không gian giữa các cột sống và giảm tình trạng viêm sưng ở cổ.

Chườm nóng – chườm lạnh luân phiên

Để giảm đau dây chằng và cải thiện tình trạng viêm ở cổ nên chườm nóng, chườm lạnh luân phiên. Mỗi lượt chườm kéo dài khoảng 15 phút, sau đó nên dành thời gian nghỉ ngơi và chườm lại sau khoảng 2 giờ. Thực hiện biện pháp này liên tục trong 2 – 3 ngày có thể cải thiện cơn đau đáng kể.

Ngoài tác dụng giảm đau, chườm nóng – lạnh còn giúp giảm sưng viêm và hạn chế tình trạng chuột rút ở cơ vai.

Thay đổi thói quen

Ảnh minh họa

Hơn 60% các trường hợp đau dây chằng cổ đều khởi phát do thói quen vận động và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Vì vậy để làm cải thiện và ngăn ngừa tình trạng tái phát, bạn nên thay đổi những thói quen xấu và thiết lập lối sống lành mạnh.

Xem thêm: Lợi ích của mướp đắng đối với sức khỏe (Nguồn: Zing)

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/dau-day-chang-co-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-benh-hieu-qua-d167796.html