Dấu chấm hỏi cho việc phát huy giá trị làng văn hóa cổ Đường Lâm

Vấn đề bảo tồn nhà cổ để xứng tầm với Di sản văn hóa quốc gia đang đặt ra khá nhiều câu hỏi tại làng văn hóa cổ Đường Lâm.

Làng cổ - Nơi gìn giữ giá trị lịch sử văn hóa.

Làng cổ đường Lâm được biết đến là di sản văn hóa thu hút đông đảo khách du lịch tham quan trong những năm gần dây. Đây là nơi hội tụ những đặc điểm tiêu biểu của nền văn hóa đồng bằng Bắc bộ và Châu thổ Sông Hồng, với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, được biết đến với những cái tên rất thuần Việt, như “Làng Việt cổ”, “Làng cổ đá ong”…

Nới đây là một quần thể các di tích lịch sử có mật độ dày đặc, với 50 di tích có giá trị, nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng, trong đó những giá trị di tích đặc biệt như Đình Phùng Hưng, đền và lăng Ngô Quyền, chùa Mía, cổng làng Mông Phụ. Tuy nhiên, trong quần thể di tích này còn tồn tại rất nhiều những ngôi nhà cổ của người dân đã tồn tại hàng trăm năm tuổi và đang xuống cấp trầm trọng, chưa được sửa chữa, tu bổ, hoặc đã sửa chữa với hình thức chắp vá không hoản hảo điều này không đảm bảo được an toàn lâu dài cho người dân.

Hình ảnh một góc nhỏ căn nhà đã tu sửa dưới sư chỉ đạo cảu ban quản lý di tích.

Nỗi băn khoăn khi "gắn mác" Di sản văn hóa quốc gia

Trong những năm gần đây, vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa kết hợp với đảm bảo cuộc sống người dân đã gây không ít sức ép trong việc giải quyết thế nào cho trọn vẹn mối quan hệ này. Rất nhiều người dân vẫn hàng ngày ngồi dưới mái nhà dột nát mong ngóng, trông đợi quyết định từ lãnh đạo các ban ngành cho phép sửa chữa, nâng cấp nhà cửa để cuộc sống bớt đi nỗi lo sợ nhà sập bất cứ lúc nào.

Bà Lê Thị Bột tại xóm Cống, làng Đông Sàng, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội vừa chỉ tay vào những cột gỗ đã mục nát vừa chia sẻ trong nỗi lo sợ: “Ngôi nhà của bà đến nay cũng đã gần 200 năm, xuống cấp trầm trọng, nhà có 3 gian nhưng một gian đã mục nát và không dám bước chân vào vì sợ sẽ bị sập bất cứ lúc nào không biết.

Vì là di sản văn hóa nên muốn sửa chữa phải đợi quyết định phê duyệt từ các cấp lãnh đạo và của ban quản lý di sản, những năm qua bà vẫn trong ngóng quyết định sửa sang, nâng cấp nhà để đảm bảo an toàn, mong rằng trong năm nay nhà tôi sẽ được tu sửa lại.”

Bà Lê Thị Bột đang bày tỏ cảm xúc lo lắng của mình về căn nhà xập xệ, mục nát

Ông Nguyễn Huy Chưởng, người dân sống cùng xóm bà Bột cũng chia sẻ: “Ngôi nhà của tôi đã tồn tại hàng trăm năm nay, mục nát đến mức nhiều lúc tôi nghĩ chỉ cần thoảng một cơn gió nhà cũng đủ sập, những ngày qua ngôi nhà của tôi đã được các ban ngành lãnh đạo phê duyệt sửa chữa, nhưng vì là di sản văn hóa nên cũng chỉ có thể chắp vá tạm bợ, tạm thời đảm bảo ăn toàn chứ không được phép thay mới kiên cố, vững chãi được vì như vậy sẽ làm hỏng giá trị di sản văn hóa.”

Không chỉ là những ngôi nhà của người dân thuộc diện nằm trong di dản văn hóa quốc gia, tại Đình Đoài Giáp (thuộc thôn Đoài Giáp, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), nằm trong quần thể di tích làng cổ Đường Lâm, được công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 2001. Tuy nhiên đến nay, ngôi đình cổ này đang xuống cấp khá nghiêm trọng dù đã được tu bổ tôn tạo.

Ông Giang Vĩnh Phúc- Quản lý tại Đình Đoài Giáp cho biết: “Đình làng được trợ cấp kinh phí tu bổ thường xuyên nhưng vì là di dản văn hóa quốc gia nên việc tu bổ cũng phải hạn chế để đảm bảo bảo tồn di sản văn hóa. Những cột trụ mốc meo trắng xóa không được tu sửa, hay những thanh xà bức vách nứt nẻ, xuống cấp cũng không thể chạm sửa được.”

Hình ảnh cột đình làng bi mốc meo trắng xóa.

Làng cổ Đường Lâm là Di sản văn hóa Quốc gia, cần được gìn giữ bảo tồn và phát huy nhưng vẫn phải đảm bảo cuộc sống cho người dân điều này đến nay vẫn đang vướng nhiều tranh cãi. Làm thế nào để người dân sống trong một quần thể di sản văn hóa Quốc gia được vui vẻ, thỏa mãn và cảm thấy tự hào.

Vì vậy mong rằng các cấp ban ngành cần xem xét lại việc trùng tu những ngôi nhà cổ tại đây thay vì đầu tư để trùng tu một cách tạm bợ.

Trần Hoa

Nguồn Pháp Luật Plus: http://phapluatplus.vn/dau-cham-hoi-cho-viec-phat-huy-gia-tri-lang-van-hoa-co-duong-lam-d66553.html