Đau bụng đi ngoài thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau bụng đi ngoài trên 3 lần/ngày, tình trạng phân sống… có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về đường tiêu hóa. Cùng tìm hiểu chi tiết xem bạn đang mắc bệnh gì?

Đau bụng đi ngoài là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau bụng đi ngoài là dấu hiệu của bệnh gì?

Các nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đi ngoài thường xuyên

Hiện tượng đau bụng đi ngoài nhiều lần là khi người bệnh đi ngoài quá 3 lần/ngày kèm theo đau bụng quằn quại. Tình trạng phân lúc này sẽ lỏng hoặc không thành khuôn, phân sống. Đồng thời người bệnh sẽ mót đi ngoài và đi xong lại muốn đi tiếp, khiến cho cơ thể suy kiệt, mất nước… Đây có thể là một trong những cảnh báo cho thấy đường tiêu hóa của bạn không khỏe mạnh, hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý cụ thể như:

1. Rối loạn vi khuẩn đường ruột

Rối loạn vi khuẩn đường ruột hay còn gọi là loạn khuẩn đường ruột xảy ra khi tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột bị mất cân bằng. Tỷ lệ lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn tăng lên gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng, phân sống, có thể lẫn chất nhầy hoặc một ít máu, đôi lúc kèm theo cảm giác đau bụng. Loạn khuẩn đường ruột nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, kiệt sức, suy dinh dưỡng.

Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân thường gặp gây đau bụng đi ngoài thường xuyên

2. Viêm đại tràng co thắt hay hội chứng ruột kích thích

Đại tràng co thắt gây đi ngoài từ 2-3 lần vào buổi sáng, có người còn bị đi ngoài vào buổi trưa hoặc tối thêm 1-2 lần nữa, cảm giác muốn đi nhưng không đi được, hoặc đi ngoài không hết phân. Đây là một rối loạn chức năng của đại tràng, rối loạn tín hiệu dẫn truyền giữa não và ruột, đại tràng tăng tính nhạy cảm với các tác nhân kích thích, do đó tình trạng đau bụng đi ngoài khá bất thường.

Bệnh do thần kinh chi phối, do đó stress căng thẳng không phải là nguyên nhân gây bệnh nhưng có thể làm kịch phát triệu chứng bệnh. Đại tràng co thắt khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, chán nản, điều này vô tình làm các triệu chứng bệnh nặng thêm, bệnh nặng thêm lại càng stress - đây là một vòng luẩn quẩn mà không phải bệnh nhân nào cũng biết.

Bệnh không có “viêm” do đó không gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa khác như trĩ, viêm đại tràng…

Viêm đại tràng co thắt không nguy hiểm nhưng gây đi ngoài nhiều lần rất bất tiện

3. Viêm đại tràng mạn tính

Viêm đại tràng mạn tính thường gây đi ngoài 2 lần vào buổi sáng, sáng dậy đi ngoài, ăn sáng xong lại đi ngoài tiếp, ăn uống đồ ăn kích ứng thường gây cảm giác phải đi ngoài hết thức ăn thì bụng mới hết đau. Tình trạng này sẽ kèm theo hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, liên tục muốn đi ngoài…

Nguyên nhân là do niêm mạc đại tràng bị tổn thương (xung huyết hoặc teo đét hoặc kết hợp cả xung huyết và teo đét niêm mạc) gây ra chứng bệnh. Bệnh diễn biến kéo dài thì càng làm vết viêm tổn thương càng sâu, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như giãn đại tràng cấp tính, xuất huyết tiêu hóa, thủng đại tràng, ung thư đại tràng. Các nghiên cứu cho thấy viêm đại tràng mạn tính làm tăng 30% nguy cơ dẫn đến ung thư.

Hình ảnh mô phỏng niêm mạc ruột bị tổn thương do viêm loét đại tràng

Các biến chứng ung thư nguy hiểm có thể gặp

Đau bụng đi ngoài nhiều lần nếu không sớm tìm ra nguyên nhân để điều trị, rất có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, như ung thư. Bên cạnh đó, một số bệnh ung thư cũng có dấu hiệu nhận biết là đau bụng đi ngoài thường xuyên.

1. Đau bụng đi ngoài kéo dài có thể là ung thư tuyến tụy

Người bệnh luôn trong trạng thái dịch tụy phân giải không đủ dẫn đến tiêu chảy nhiều lần, đau bụng, đau vùng eo và lưng, khó tiêu, sụt cân không rõ nguyên nhân.

2. Ung thư gan gây đau bụng và đi ngoài

Ung thư gan nguyên phát gây nên tình trạng rối loạn chức năng tiêu hóa. Người bệnh sẽ có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, khó chịu và đau bụng…

3. Đau bụng, tiêu chảy kèm buồn nôn là dấu hiệu ung thư dạ dày

Đây là căn bệnh dễ bị nhầm lẫn bởi các triệu chứng giống với viêm dạ dày, viêm ruột. Cụ thể, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tiêu chảy và đau thượng vị kéo dài, ăn không ngon, nôn và buồn nôn, cảm giác khó chịu nóng rát tại dạ dày, đi ngoài phân màu đen…

4. Ung thư đại tràng gây đau bụng, đi ngoài tăng lên

Tình trạng đau bụng, số lần đi ngoài tăng lên, đôi lúc kèm táo bón đan xen nhau, hình thức phân không bình thường, trong phân có máu, mủ nhầy… là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng.

Hình ảnh mô phỏng các giai đoạn ung thư đại tràng

Như vậy, tình trạng đau bụng đi ngoài nhiều lần tưởng chừng đơn giản nhưng lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Người bệnh tuyệt đối không thể lơ là. Nếu đau bụng đi ngoài nhiều lần trong nhiều ngày, cần tới các bệnh viện uy tín để thăm khám, xét nghiệm để bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân chính xác và có biện pháp điều trị triệt để.

Thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội trong việc điều trị viêm đại tràng, viêm ruột cấp – mãn tính

Đông y từ lâu đã được dùng để điều trị viêm đại tràng và có hiệu quả đặc hiệu trong việc điều trị viêm đại tràng mãn tính. Tuy có tác dụng chậm hơn thuốc Tây nhưng thuốc Đông y lại an toàn, tác động đến cả nguyên nhân, giúp bệnh ít hoặc không tái phát. Nhờ vậy, việc điều trị sẽ đạt hiệu quả cao, dù có ngưng sử dụng thì vẫn còn có tác dụng trong một thời gian. Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thuốc Đông y theo sách thì ai cũng làm được và khó mà có hiệu quả vượt trội. Tuy hiếm, nhưng cũng có một số bài thuốc gia truyền hiệu quả thực sự. Bài thuốc trị viêm đại tràng bí truyền là một ví dụ. Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao cho Công ty Nhất Nhất sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO, tạo nên bài thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội.

Kinh nghiệm sử dụng thuốc đại tràng Đông y thế hệ 2:

Với triệu chứng nhẹ, trung bình bạn dùng liều 2 viên/ngày. Với triệu chứng nặng bạn có thể dùng liều cao 4 viên/ngày. Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.

Tuy rất hiệu quả nhưng sản phẩm này chỉ có tác dụng với trên 90% người dùng. Thường thì tác dụng phải rõ rệt sau 10-20 ngày dùng, do vậy nếu sau 30 ngày mà tác dụng vẫn chưa rõ rệt thì sản phẩm không hợp với bạn, bạn hãy ngưng dùng để khỏi lãng phí.

Bạn nên dùng thêm thuốc hoạt huyết Đông y thế hệ 2 tăng cường lưu thông máu, dẫn thuốc để gia tăng hiệu quả của thuốc đại tràng.

Hải Nguyên - Theo Đời sống Plus/GĐVN

Nguồn Đời Sống Plus: http://doisongplus.vn/dau-bung-di-ngoai-thuong-xuyen-la-dau-hieu-cua-benh-gi-76593-9.html