Đau bụng, đi ngoài phân nhầy sau mỗi lần uống rượu bia

Có rất nhiều người lầm tưởng các triệu chứng thông thường như đau bụng, đi ngoài là rối loạn tiêu hóa thông thường, nhưng đây chính là những biểu hiện của những bệnh đường ruột, nếu không xử lý dứt điểm sẽ có nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Rượu bia gây đau bụng, đi ngoài lặp đi lặp lại là biểu hiện bệnh đường ruột nguy hiểm (ảnh minh họa)

Rượu bia gây đau bụng, đi ngoài lặp đi lặp lại là biểu hiện bệnh đường ruột nguy hiểm (ảnh minh họa)

Rượu bia thường xuyên – Ôm nhà vệ sinh cả ngày vì đi ngoài biểu hiện bệnh gì?

Là Giám đốc của một công ty bất động sản với mối quan hệ rộng, đối tác nhiều, anh Trần An B, 40 tuổi, ở Mê Linh, Hà Nội thường xuyên phải tham gia những buổi tiệc tùng, liên hoan, gặp gỡ đối tác và việc sử dụng rượu bia là điều khó tránh khỏi. Nhưng anh B lại đang mắc phải một chứng bệnh khó nói. Mỗi lần phải uống rượu bia anh lại “toát mồ hôi hột”. Vì anh chỉ cần uống một ly rượu nhỏ hay chỉ một chút bia, có khi chỉ ăn chút nộm, gỏi sống hay những đồ tanh, chua là hôm sau anh phải làm bạn với nhà vệ sinh cả ngày.

Các cơn đau kéo đến, kèm theo là cảm giác mót rặn, đi ngoài phân lỏng, nát có lẫn nhầy, bọt, thậm chí có cả mùi chua. Cứ đi xong mới hết đau, nhưng đi xong lại muốn đi nữa. Cứ như vậy, trong mấy ngày liền anh gần như mệt lả vì đi ngoài nhiều lần.

Thời gian đầu anh tặc lưỡi cho qua vì nghĩ rằng do mình ăn uống bên ngoài, đồ ăn không hợp vệ sinh nên anh không đi khám mà chỉ sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy, một số loại men tiêu hóa thấy đỡ là thôi. Phải đến khi, sau buổi tất niên năm vừa rồi, anh phải vào viện cấp cứu vì cơn đau bụng kéo đến không dứt, anh ngất đi vì mệt, người nhà đưa anh vào viện khám. Lúc đó anh mới biết mình bị viêm loét đại tràng đã chuyển sang thể mạn tính.

Viêm đại tràng mạn tính do uống rượu bia – Căn bệnh dễ mắc nhưng khó chữa

Theo thống kê của Bộ Y tế, số lượng người Việt Nam mắc bệnh đại tràng mạn tính đã lên tới 4 triệu người.

Và ngày nay, bệnh đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt những đối tượng trẻ tuổi như anh B. Nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn, do dùng kháng sinh kéo dài, đặc biệt là do thói quen ăn uống vỉa hè, thực phẩm không an toàn, uống quá nhiều rượu bia.

Người viêm đại tràng mạn tính khi nội soi trong lòng đại tràng thường thấy có nhiều ổ viêm loét. Vì vậy, khi điều trị, họ buộc phải dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn có hại, chữa lành các ổ viêm loét. Tuy nhiên, kháng sinh là con dao hai lưỡi, nên cũng tiêu diệt luôn các vi khuẩn có ích trong đường ruột, dẫn đến “loạn khuẩn đường ruột” khiến viêm đại tràng nặng lên.

Không những thế việc lạm dụng kháng sinh còn gây ra hiện tượng kháng kháng sinh. Tình trạng này dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện như: giãn đại tràng, trĩ nội, thủng và xuất huyết đại tràng, ung thư đại tràng.

Tin vui cho người phải thường xuyên sử dụng rượu bia “thoát ám ảnh” viêm đại tràng

Theo các chuyên gia tiêu hóa, việc bổ sung lợi khuẩn để bù đắp lợi khuẩn bị giảm sau mỗi lần dùng kháng sinh, các loại thuốc điều trị bệnh … là việc rất quan trọng với người viêm đại tràng. Đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido). Đây là loại lợi khuẩn chính chiếm hơn 90% tổng số lượng lợi khuẩn đường ruột và cư trú chủ yếu ở đại tràng. Riêng ở đại tràng Bifido chiếm tới 99% tổng số lợi khuẩn.

Đầy đủ lợi khuẩn Bifido cho đường ruột sẽ tiết đủ 3.000 enzym tiêu hóa thức ăn, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột (cân bằng tỷ lệ vàng 85% lợi khuẩn – 15% vi khuẩn gây hại), ức chế các vi khuẩn gây hại, bảo vệ niêm mạc ruột, ngăn không cho các độc tố từ thức ăn vào cơ thể.

Tuy nhiên, lợi khuẩn Bifido rất nhạy cảm với môi trường axit dạ dày nên bị tiêu diệt gần như hoàn toàn khi đi qua dạ dày.

Thấu hiểu điều này, các nhà sáng chế của hãng dược phẩm nổi tiếng Morishitan Jintan Nhật Bản 127năm tuổi đã sáng chế ra công nghệ đột phá SMC sản xuất ra men vi sinh Nhật Bản, công nghệ này đã được cấp bằng sáng chế, giúp bao bọc, bảo vệ lợi khuẩn Bifido trong các viên nang hình cầu thế hệ mới, liền mạch không có vết nối, có lớp màng kép kháng được axit dạ dày, do đó công nghệ này giúp đưa được lợi khuẩn sống an toàn khi đi qua môi trường axit trong dạ dày vào đến ruột non và đại tràng, với tỉ lệ sống sót cao, đảm bảo cung cấp đủ 3.000 enzym tiêu hóa thức ăn và thiết lập tỷ lệ vàng hệ vi sinh vật đường ruột mới.

Công nghệ SMC giúp đưa lợi khuẩn Bifido vào tận đại tràng (ảnh minh họa)

Như vậy, khi bổ sung đầy đủ lợi khuẩn Bifido bằng men vi sinh Nhật Bản sẽ giúp hệ tiêu hóa tự cân bằng các chức năng, đảm bảo enzym tiêu hóa thức ăn giúp bụng dạ nhẹ nhõm, thoát khỏi phiền toái rối loạn tiêu hóa và nỗi lo biến chứng ung thư đại tràng.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/dau-bung-di-ngoai-phan-nhay-sau-moi-lan-uong-ruou-bia--n169751.html