Dấu ấn Việt Nam trên nước bạn Lào nhìn từ Dự án trồng rừng tái tạo và phát triển tín chỉ carbon ở Mahaxay

Dự án 'Trồng rừng tái tạo và phát triển tín chỉ carbon tại Mahaxay' nhằm giải quyết tình trạng suy thoái rừng và biến đổi khí hậu tác động đến cộng đồng nông nghiệp tại Mahaxay, Lào.

Các kỹ sư của dự án tiến hành trồng rừng tái tạo tại Mahaxay (Lào).

Các kỹ sư của dự án tiến hành trồng rừng tái tạo tại Mahaxay (Lào).

Được triển khai tại Mahaxay (Lào), dự án Trồng rừng tái tạo và phát triển tín chỉ carbon của Công ty Tín Chỉ Carbon Việt Nam - Carbon Credits Vietnam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Theo bà Mai Hà Phương, đại diện Carbon Credits Vietnam, dự án ra đời trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với thế giới, đặc biệt ở các quốc gia Đông Nam Á.

Tính riêng tại Lào, từ năm 1990 đến nay, nhiệt độ trung bình ở quốc gia này đã tăng từ 1-2 độ C. Hạn hán nghiêm trọng vào mùa khô và các đợt mưa kéo dài vào mùa mưa đã làm suy thoái đất, giảm năng suất nông nghiệp và gia tăng nguy cơ lũ lụt.

Mahaxay, thuộc tỉnh Khammouane, là khu vực đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những biến đổi này. Đây là vùng đất rộng lớn với sự phụ thuộc lớn của người dân vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên tự nhiên. Tình trạng phá rừng kéo dài trong 20 năm qua đã khiến diện tích rừng nguyên sinh tại Mahaxay giảm khoảng 30%.

Một góc rừng Mahaxay.

Một góc rừng Mahaxay.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho kinh tế địa phương. Người dân Mahaxay, với thu nhập trung bình từ 500 đến 800 USD/năm, vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Việc mất rừng đã làm giảm năng suất nông nghiệp, tăng nguy cơ xói mòn đất, lũ lụt và hạn hán, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành kinh tế tiềm năng như du lịch sinh thái.

"Trong bối cảnh đó, dự án ra đời nhằm khắc phục sự suy thoái rừng tại Mahaxay và tạo ra mô hình kinh tế bền vững thông qua tín chỉ carbon. Các nghiên cứu cho thấy việc tái tạo rừng không chỉ giúp khôi phục hệ sinh thái mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng địa phương thông qua việc phát triển tín chỉ carbon và du lịch sinh thái", bà Phương thông tin.

Bên cạnh đó, dự án cũng hướng đến việc nâng cao nhận thức và đào tạo người dân về bảo vệ rừng, quản lý tài nguyên bền vững. Với việc áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý rừng, dự án hy vọng tạo ra sự chuyển đổi bền vững cho cộng đồng, giúp họ thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế lâu dài.

Kết hợp tái tạo rừng và phát triển tín chỉ carbon

Thông tin thêm về Dự án, đại diện công ty cho hay, "Trồng rừng tái tạo và phát triển tín chỉ carbon tại Mahaxay" được thiết kế với nhiều sáng kiến và phát kiến mới nhằm giải quyết các thách thức về suy thoái rừng và biến đổi khí hậu, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế bền vững cho cộng đồng địa phương. Nổi bật nhất phải kể đến việc kết hợp giữa tái tạo rừng và phát triển tín chỉ carbon.

Đây cũng là hướng đi mới so với các dự án trồng rừng truyền thống, vốn chỉ tập trung vào việc trồng cây mà chưa tạo ra giá trị kinh tế bền vững lâu dài.

Các kỹ sư của dự án khảo sát khu vực rừng tái sinh.

Các kỹ sư của dự án khảo sát khu vực rừng tái sinh.

"Tín chỉ carbon được xem là công cụ tài chính quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giúp giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính bằng cách khuyến khích và tạo động lực tài chính cho cộng đồng tham gia bảo vệ và tái tạo rừng", bà Mai Hà Phương nhấn mạnh.

Cũng theo bà Phương, dự án đặt mục tiêu tái tạo và phục hồi 150 ha rừng tại khu vực Mahaxay trong vòng 2 năm đầu tiên và mở rộng lên 10.000 ha trong 5 năm tiếp theo. Đây cũng là cơ sở để tạo ra từ 200.000 đến 350.000 tín chỉ carbon mỗi năm năm, tương đương với việc giảm lượng phát thải từ 200.000 đến 350.000 tấn CO2.

Dự án được chia thành 5 giai đoạn chính kéo dài trong vòng 30 năm, với kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn. Mục tiêu cuối cùng là duy trì và phát triển các nguồn thu nhập bền vững từ việc bán tín chỉ carbon và các sản phẩm phụ từ rừng. Đây là giai đoạn đảm bảo rừng đạt được độ trưởng thành và khả năng hấp thụ carbon tối ưu.

Điểm đặc biệt là Dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến như AI và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý và giám sát rừng một cách hiệu quả hơn. Công nghệ AI hỗ trợ tính toán và xác định lượng carbon hấp thụ của rừng, giúp việc đo lường và báo cáo minh bạch hơn, bảo đảm độ chính xác cao khi phát hành tín chỉ carbon. Trong khi đó, GIS được sử dụng để theo dõi sự thay đổi diện tích rừng, tình trạng sức khỏe của rừng, và phân tích dữ liệu địa lý nhằm tối ưu hóa các hoạt động tái tạo.

Không chỉ dừng lại ở việc trồng rừng và phát triển tín chỉ carbon, dự án còn tích hợp với du lịch sinh thái để khai thác tối đa tiềm năng của khu vực.

Không chỉ dừng lại ở việc trồng rừng và phát triển tín chỉ carbon, dự án còn tích hợp với du lịch sinh thái để khai thác tối đa tiềm năng của khu vực.

Một sáng kiến đáng chú ý của dự án là xây dựng mô hình với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, không chỉ là đối tượng thụ hưởng mà còn là đối tác quan trọng. Dự án tổ chức các khóa đào tạo về kỹ thuật trồng rừng, quản lý tín chỉ carbon, và phát triển du lịch sinh thái, giúp nâng cao nhận thức và kỹ năng cho người dân địa phương. Điều này không chỉ giúp tạo công ăn việc làm mà còn xây dựng năng lực cho cộng đồng tự quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.

Dự án 'Trồng rừng tái tạo và phát triển tín chỉ carbon tại Mahaxay' đặt ra mục tiêu và tầm nhìn rõ ràng nhằm mang lại những thay đổi tích cực cho cả môi trường và cộng đồng địa phương.

Bà Mai Hà Phương - đại diện Công ty Tín chỉ Carbon Việt Nam

Không chỉ dừng lại ở việc trồng rừng và phát triển tín chỉ carbon, dự án còn tích hợp với du lịch sinh thái để khai thác tối đa tiềm năng của khu vực.

"Mahaxay có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển loại hình này, từ đó tạo ra nguồn thu nhập bền vững cho cộng đồng. Bằng cách kết hợp bảo vệ môi trường và phát triển du lịch, dự án hướng tới việc xây dựng một hệ sinh thái kinh tế bền vững, giúp cộng đồng địa phương không chỉ có thu nhập từ nông nghiệp mà còn từ các hoạt động bảo vệ môi trường và dịch vụ du lịch", đại diện dự án cho biết.

Điểm đặc biệt là Dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến như AI và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý và giám sát rừng một cách hiệu quả hơn.

Điểm đặc biệt là Dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến như AI và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý và giám sát rừng một cách hiệu quả hơn.

Về chi phí, Dự án có chi phí ban đầu dự kiến khoảng 1,5 triệu USD, bao gồm các khoản chi cho khảo sát, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua giống cây và đào tạo cộng đồng. Chi phí vận hành hằng năm ước tính 300.000 USD, dùng cho các hoạt động chăm sóc rừng, đo đạc tín chỉ carbon và bảo vệ rừng. Nguồn tài chính dự kiến đến từ việc bán tín chỉ carbon trên thị trường quốc tế, với lợi nhuận hàng năm ước tính đạt 400.000 USD khi rừng đạt đến độ trưởng thành.

Theo Carbon Credits Vietnam, sau 2 năm triển khai, dự án đã phục hồi được 150 ha rừng; đồng thời mang lại thu nhập ổn định cho 200 hộ gia đình thông qua việc tham gia vào hoạt động bán tín chỉ carbon và phát triển du lịch sinh thái.

Song song, thông qua các khóa đào tạo nâng cao nhận thức và kỹ năng quản lý rừng cho người dân, Dự án đã đóng góp vào việc cải thiện đa dạng sinh học, giúp khôi phục và duy trì sự cân bằng sinh thái tại Mahaxay.

"Dự án hướng tới việc trở thành một mô hình mẫu về phát triển rừng và tín chỉ carbon không chỉ tại Lào mà còn mở rộng ra các khu vực khác trong Đông Nam Á", bà Mai Hà Phương kỳ vọng.

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề "Cộng đồng kiến tạo" tiếp tục tìm kiếm, vinh danh và kết nối những cá nhân, tổ chức đang dấn thân vì cộng đồng trên cả nước. Trong Lễ công bố Giải thưởng, tổ chức ngày 23/09/2024 tại khách sạn Sheraton Hanoi West , Human Act Prize chính thức công bố những điểm nhấn mới của Mùa giải 2024:

1. Ra mắt ấn phẩm "Dấu ấn tiên phong - Đổi mới trong tác động xã hội tại Việt Nam" – Cuốn cẩm nang hoàn chỉnh đầu tiên dành cho người hoạt động cộng đồng ở Việt Nam.

2. Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các đơn vị hỗ trợ giải thưởng:

PwC (PricewaterhouseCoopers) – Một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp yếu tố bền vững vào hoạt động kinh doanh.

Social Impact - Nền tảng giáo dục đầu tiên được thành lập bởi chính các nhà hoạt động cộng đồng ở Việt Nam nhằm thúc đẩy tri thức về phát triển bền vững.

Nền tảng TikTok - Nền tảng video dạng ngắn hàng đầu thế giới, đồng hành lan tỏa những câu chuyện tích cực, tôn vinh những cá nhân, tổ chức đang nỗ lực vì cộng đồng, từ đó truyền cảm hứng cho nhiều người cùng chung tay tạo ra những thay đổi tích cực

Đơn vị bảo trợ truyền thông: 13 cơ quan báo chí đã sẵn sàng đồng hành cùng Human Act Prize 2024 để lan tỏa những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng: Vietnamnet, Vietnam Plus, Lao động, Dân trí, Tiền phong, Đại Đoàn Kết, Công thương, Nông nghiệp, Dân Việt, Nhà báo và Công luận, Hà Nội Mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Tiktok

Human Act Prize 2024 quy tụ các dự án phát triển bền vững, các sáng kiến đóng góp cho cộng đồng của nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nước, như Công ty Cổ phần Canifa, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines, Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia, đội ngũ sản xuất chương trình Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly, quỹ học bổng Vừ A Dính, và nhiều đơn vị khác…

Website chính thức: https://humanactprize.org

Fanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize

PV

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/dau-an-viet-nam-tren-nuoc-ban-lao-nhin-tu-du-an-trong-rung-tai-tao-va-phat-trien-tin-chi-carbon-o-mahaxay-post842762.html