Dấu ấn 200 ca mổ nội soi tim thành công tại Bệnh viện ĐH Y dược

Là bệnh viện đầu tiên tại khu vực phía Nam ứng dụng quy trình mổ nội soi và ít xâm lấn tim mạch từ năm 2014, đến nay Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM đã mổ được 200 trường hợp thành công, không có ca tử vong.

Một ca mổ nội soi tim tại Bệnh viện ĐH Y dược. Ảnh do bệnh viện cung cấp

Một ca mổ nội soi tim tại Bệnh viện ĐH Y dược. Ảnh do bệnh viện cung cấp

Anh Nguyễn Văn Tr. (49 tuổi, ngụ tại Tiền Giang) là người đầu tiên tại Việt Nam được mổ nội soi thay 2 van tim. Anh được chẩn đoán bệnh van động mạch chủ và bệnh van hai lá nặng hậu thấp, được bác sĩ theo dõi và điều trị thuốc. Khi bệnh diễn tiến nặng hơn, người bệnh khó thở khi gắng sức, công việc bị ảnh hưởng, bác sĩ giới thiệu người bệnh đến Bệnh viện ĐH Y dược để mổ tim.

Anh Tr. cho biết: “Khi đến khám tại đây, bác sĩ có tư vấn về việc phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý van 2 lá kèm với van động mạch chủ (2 van) nhưng bệnh tình của tôi thực hiện khó hơn, khả năng phải chuyển mổ hở cao hơn. Sau suy nghĩ kỹ, tôi vẫn quyết tâm được thử cơ hội mổ nội soi, chấp nhận khả năng phải chuyển mổ hở khi gặp khó khăn, tức sẽ mang trên mình 2 sẹo mổ”.

Cuối cùng, ca mổ đã diễn ra thành công, người bệnh hồi phục tốt sau mổ, xuất viện với 1 sẹo mổ nhỏ ở ngực bên phải.

Một trường hợp điển hình khác là bệnh nhân nữ 69 tuổi, ngụ tại Đồng Nai, trước là thanh niên xung phong tham gia kháng chiến. Những năm gần đây, bà hay khó thở khi gắng sức, đi khám bệnh thì phát hiện bị hẹp van hai lá nặng, cần phải mổ nhưng bà e ngại không chịu được phẫu thuật. Được người nhà động viên, bà đến Bệnh viện ĐH Y dược và được chẩn đoán bệnh phình động mạch chủ bụng dạng túi.

Phình động mạch chủ là dạng phình có nguy cơ vỡ cao, đặc biệt là khi chạy tuần hoàn ngoài cơ thể ngược dòng trong mổ tim nội soi. Phẫu thuật phình động mạch chủ bụng cũng là một phẫu thuật nặng nề. Trước tình trạng nặng của bệnh nhân, ca mổ đã diễn ra ngay sau đó, tiến hành đặt ống ghép nội mạch động mạch chủ. 3 ngày sau, khi tình trạng bệnh nhân đã ổn, cuộc mổ thay van tim nội soi được thực hiện thành công.

PGS TS BS. Trương Quang Bình – Phó Giám đốc Bệnh viện ĐH Y dược, Giám đốc Trung tâm tim mạch cho biết, điều trị bệnh tim bằng phương pháp phẫu thuật trước đây chủ yếu sử dụng đường mở ngực giữa xương ức. Tuy vậy, đường mở ngực giữa xương ức vẫn có một số nhược điểm nhất định như đau nhiều, mất máu nhiều hơn, làm tăng thời gian nằm hồi sức và thở máy, từ đó làm tăng thời gian nằm viện, tính thẩm mỹ chưa cao.

Bên cạnh đó còn một biến chứng quan trọng là nhiễm trùng xương ức, đây là biến chứng có tỉ lệ thấp (< 1%),="" tuy="" nhiên="" khi="" xảy="" ra="" sẽ="" làm="" tăng="" nguy="" cơ="" tử="" vong="" từ="" 30="" -50%,="" cũng="" như="" kéo="" rất="" dài="" thời="" gian="" nằm="" viện="" (nhiều="" tuần="" đến="" nhiều="" />

Theo PGS TS BS. Nguyễn Hoàng Định – Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật tim nội soi và ít xâm lấn có thể điều trị được hầu hết các mặt bệnh tim mạch mà phẫu thuật tim hở qua đường mở ngực giữa xương ức có thể thực hiện được. Trong đó nổi bật là phẫu thuật van tim (van 2 lá, van động mạch chủ), phẫu thuật tim bẩm sinh (thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch), phẫu thuật điều trị hẹp động mạch vành…

Lợi ích của phẫu thuật tim nội soi như giảm đau, giảm chảy máu, giả truyền máu, giảm thời gian thở máy và nằm hồi sức, giảm thời gian nằm viện, nhanh chóng trở về với cuộc sống và sinh hoạt thường nhật và có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, một số trường hợp không được chỉ định mổ nội soi như trẻ quá nhỏ (cân nặng dưới 20kg); người có bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp; suy tim nặng…

Cho đến hiện nay, độ tuổi an toàn cho phẫu thuật tim nội soi là tương tự như những trường hợp phẫu thuật hở. Tuy vậy, do đặc trưng chuyên môn, các người bệnh lớn hơn 50 tuổi và có yếu tố nguy cơ tim mạch cần phải chụp CT scan ngực bụng để giúp ngăn ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não do hệ thống tim phổi nhân tạo gây ra.

Bệnh tim mạch tại Việt Nam hiện nay đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Nguyên nhân có thể do sự tăng nhanh của các bệnh lý chuyển hóa (rối loạn lipid máu, đái tháo đường) và các thói quen xấu (hút thuốc lá, ít vận động và tập thể dục), ý thức điều trị lâu dài chưa cao (đặc biệt trong điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường)...

Qua tài liệu khảo sát nghiên cứu của Viện Tim Mạch Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị tăng huyết áp thì năm 2009 tỷ lệ là 25,4% và đến năm 2016 đang ở con số báo động là 46%.

PGS TS BS. Nguyễn Hoàng Định khuyến cáo, nhằm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, người dân nên ngưng thuốc lá, không uống rượu, bia và chất có cồn, giảm ăn béo, ăn ngọt, có chế độ vận động và tập thể dục hợp lý, lâu dài và đặc biệt tuân thủ điều trị chặt chẽ của bác sĩ, tái khám đúng hẹn nhằm khống chế tốt huyết áp và đường huyết, tránh các biến chứng tim mạch nguy hiểm của các bệnh lý này.

An Nhiên

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/dau-an-200-ca-mo-noi-soi-tim-thanh-cong-tai-benh-vien-dh-y-duoc-post235001.info