Đặt hàng kỷ lục tạo cơn khát vũ khí Nga toàn cầu

Đơn hàng đặt vũ khí Mỹ không tăng, còn đơn đặt hàng vũ khí Nga lại tăng mạnh, chứng tỏ kiểu bán hàng mang tính ép buộc đã mất tác dụng...

Nhu cầu về vũ khí Nga tăng mạnh trên thị trường vũ khí toàn cầu

Sputnik ngày 12/11 dẫn lời ông Aleksander Mikheev, Tổng giám đốc Tập đoàn sản xuất và xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport, cho biết nhu cầu đối với vũ khí và thiết bị quân sự của Nga đang tăng mạnh trên thị trường vũ khí toàn cầu.

Phát biểu tại Triển lãm hàng không quốc tế Bahrain (BIAS), ông Mikheev cho hay : "Các nước vùng Vịnh rất muốn sở hữu các loại vũ khi, thiết bị quân sự tiên tiến và nhất là hiệu quả, vì vậy họ rất quan tâm tới các sản phẩm quân sự 'Made in Russia".

Tổng giám đốc Rosoboronexport tiết lộ danh mục đơn hàng của tập đoàn này trong năm 2018 đã vượt mức kỷ lục 50 tỷ USD, trong đó chủ yếu là hợp đồng với các khách hàng Ả-rập Trung Đông.

Không chỉ vũ khí chiến lược, vũ khí thông thường của Nga cũng hút hàng vì tính năng hiệu quả

Rosoboronexport tham gia BIAS-2018, được tổ chức từ ngày 14-16/11 tại Căn cứ không quân Sakhir ở Bahrain với hơn 250 loại vũ khí và trang thiết bị quân sự được trưng bày và giới thiệu tại triển lãm.

Theo Tổng giám đốc Mikheev thì rất nhiều loại vũ khí của Rosoboronexport được đưa tới BIAS-2018 đã khẳng định đặc điểm và tính năng trong cuộc chiến chống khủng bố của Nga ở Syria, và đây cũng là những mặt hàng được ưa chuộng.

Theo giới phân tích, khách hàng ưa chuộng vũ khí Nga, nhất là khách hàng Ả-rập, thực ra không có gì bất ngờ, mà điều đó đã thể hiện qua việc đồng minh tại vùng đất nóng bất chấp đe dọa của Mỹ, quyết sở hữu hệ thống phòng không S-400.

Còn nhớ hồi tháng 1/2018, Đại sứ Qatar tại Nga Fahad Bin Mohamed Al-Attiyah, cho biết Qatar muốn sở hữu hệ thống phòng không S-400 của Nga, bởi theo Doha thì S-400 là hệ thống phòng thủ hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, theo Le Monde.

Nhà ngoại giao Qatar cũng tiết lộ rằng đàm phán giữa Doha với Moscow đang trong "giai đoạn quyết định" và điều đó này đã khiến cho Ả-rập Saudi sôi sục vì lo ngại việc Qatar sở hữu S-400 sẽ gây nguy hiểm cho an ninh trong Vịnh Ba Tư.

Quốc vương Ả-Rập Saudi đã phải tức tốc gửi thư cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đề nghị Paris tìm mọi cách giúp ngăn chặn Doha sở hữu S-400 để giữ gìn an ninh và ổn định cho cả khu vực Trung Đông.

Trong khi đó chính Ả-rập Saudi cũng mong muốn sớm được sở hữu "Rồng lửa S-400" mà Riyadh đã thỏa thuận với Moscow nhân chuyến thăm lịch sử của Quốc vương Salman đến Nga hồi tháng 10/2017.

Đáng nói là nếu sở hữu S-400, Ả-rập Saudi và Qatar sẽ phải đối mặt với chế tài của Washington vì vi phạm Luật Chống lại đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt (CAATSA). Song dường như cả Doha và Riyadh đều bất chấp CAATSA.

Đơn đặt hàng vũ khí Nga đã vượt 50 tỷ USD - một con số kỷ lục

Những tưởng chỉ có "hàng độc" S-400 mới đắt như tôm tươi - dù chưa khai hỏa trên chiến trường - nào ngờ các loại vũ khác của Nga cũng đắt hàng không kém và dư luận rất bất ngờ khi trị giá đơn hàng của Rosoboronexport vượt kỷ lục 50 tỷ USD.

Thấy gì khi đơn đặt hàng vũ khí Nga tăng mạnh?

Giới phân tích từng cho rằng tính hiệu quả và giá cả phải chăng là lợi điểm của vũ khí và thiết bị quân sự Nga, và đó cũng được cho là lý do quan trọng nhất mà khách hàng ưa chuộng vũ khí Nga.

Bên cạnh đó là chế độ hậu mãi khi mua vũ khí Nga - trong đó nổi bật nhất là chính sách sẵn sàng hợp tác theo phương châm các bên cùng có lợi của Mosow - đã khiến các khách hàng tìm đến với vũ khí và thiết bị quân sự Nga.

Tuy nhiên, đó chỉ có thể là những động lực cho việc xuất khẩu các loại vũ khí chiến lược, còn khi cả những loại vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự thông thường của Nga mà cũng "khát hàng" thì dường như vấn đề nằm ở chỗ khác.

Thứ nhất, hiệu quả của Nga trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria đã trở thành một màng quảng bá tuyệt vời cho vũ khí và kỹ thuật quân sự của Nga

Chính Tổng giám đốc Mikheev cho biết nhiều loại vũ khí của Rosoboronexport được đưa tới BIAS-2018 đã khẳng định đặc điểm-tính năng trong cuộc chiến chống khủng bố của Nga ở Syria và đó cũng là những mặt hàng được ưa chuộng.

Có thể khi quyết định can thiệp vào Syria, dường như Tổng thống Putin đã tính tới quảng bá cho vũ khí Nga, chỉ có điều cách làm của nhà lãnh đạo Nga tỏ ra khó hiểu nên các chuyên gia chỉ chú ý đến chiến lược, chiến thuật của quân đội Nga mà thôi.

Mỹ và đồng minh tấn công Syria để hy vọng S-400 sẽ khai hỏa, song "rồng lửa vẫn không chịu khạc lửa". Trược việc Nga "án binh bất động" khi Mỹ-Anh-Pháp tấn công Syria, vũ khí Nga bị cho là sẽ bị ế hàng.

Tổng thống Putin quả là rất sáng suốt khi tập trung tấn công khủng bố tại Syria

Tuy nhiên, Tổng thống Putin lại quyết tâm tấn công mạnh vào khủng bố và cả những kẻ khủng bố núp danh đối lập ôn hòa, và Nga-Syria đã trở thành lực lượng tấn công hiệu quả nhất trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria.

Và nay thì Nga đã được hưởng lợi từ thành quả đó khi các loại vũ khí được thể hiện tính năng trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria đã trở nên đắt hàng, góp phần vào kỷ lục hơn 50 tỷ USD đơn đặt hàng. Rõ ràng, Tổng thống Putin rất sáng suốt.

Bởi hiện nay gần như tất cả các quốc gia trên thế giới đều cần vũ khí tấn công khủng bố - nhất là các nước ở khu vực Trung Đông, nơi được xem là sào huyệt của khủng bố. Vì vậy, vũ khí nào giúp tấn công khủng bố hiệu quả chắc chắn sẽ đắt hàng.

Thứ hai, chính sách bán hàng kiểu hù dọa, ép buộc hay những chiêu trò tạo kịch bản của Mỹ nhằm tiêu thụ vũ khí và kỹ thuật quân sự đã trở nên lỗi thời, mất tác dụng

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/dat-hang-ky-luc-tao-con-khat-vu-khi-nga-toan-cau-3369056/