'Đặt cược' với Đức, Nga 'cân não' gỡ nút thắt với phương Tây?

Theo CNN, các thông điệp gần đây của phương Tây đối với Nga có chút lạnh lùng khó hiểu.

Quan hệ Nga và phương Tây đang đi tới đâu?

CNN cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt đã kêu gọi Ủy ban Trừng phạt Liên Hợp Quốc tiếp tục các trừng phạt nhằm Nga trong bối cảnh cáo buộc Kremlin có liên quan đến vấn đề chính trị của Anh và Mỹ. Phía Nga liên tục bác bỏ cáo buộc này.

Tổng thống Putin. Ảnh minh họa

Tổng thống Donald Trump dường như cũng đang mắc kẹt trong các căng thẳng với Nga và không thể đưa ra một chiến lược rõ ràng ở hiện tại sau các tuyên bố cứng rắn của nội bộ Mỹ. Chính quyền Tổng thống Trump đang cân nhắc các trừng phạt tiếp theo vào Moscow xung quanh các các vấn đề Ukraine và Crimea vẫn chưa thể tháo gỡ. Washington luôn cho rằng Moscow đang vi phạm luật quốc tế.

Vào ngày 18/8, Tổng thống Putin đã làm khách mời danh dự trong đám cưới của nữ Ngoại trưởng Áo Karin Kneissl liên tục gây chú ý của thế giới. Ngay sau đó, cuộc gặp của Tổng thống Putin với Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng diễn ra bình thường.

Vì lợi ích thương mại và địa lý, các quốc gia châu Âu đã từng thiết lập quan hệ tương lai với Nga. Mặc dù không có tuyên bố chính thức nhưng quan hệ của Đức và Nga vẫn duy trì trong nhiều năm.

Cũng giống như trong Chiến tranh Lạnh, Đức sẽ có những bất đồng với các động thái từ Nga. Tuy nhiên, trong các kịch bản gặp gỡ trực tiếp, Berlin cũng tranh thủ hợp tác với Moscow giải quyết các vấn đề thực tế, bao gồm năng lượng, Đông Âu và Trung Đông nhằm phục vụ lợi ích chung tại châu Âu hoặc có thể xa hơn nữa.

Chính sách phía Đông có thể là thương hiệu ngoại giao mà Tây Đức – một đồng minh trung thành của Mỹ và là thành viên NATO đã từng sử dụng với Liên Xô trước đó.

Các nhà quan sát cho rằng, việc bình thường hóa quan hệ với Xô Viết, các nhà ngoại giao Tây Đức phải xóa bỏ các căng thẳng giữa các siêu cường và mở ường cho một thỏa thuận mới giống như Hiệp ước Helsinki vào năm 1970.

Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng quan hệ Tây Đức với Xô Viết trước đây đã xuất hiện các đối thủ mới.

Có nhiều điểm tương đồng giữa Đức và Nga ngày nay và động thái này có thể dễ hiểu hơn cho cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Merkel.

Nga có đang đặt cược với Đức…

Ngoại giao của Nga đang ở mức tồi tệ nhất vào thời điểm hiện tại khi Moscow liên tục bị cô lập tứ phía. Nga không chỉ liên tục hứng chịu sự lạnh lùng từ Mỹ hay châu Âu mà còn hứng chịu trừng phạt liên tục từ Washington. Theo các nhà quan sát, cuộc gặp của bà Merkel và ông Putin thể hiện sự cởi mở của Đức đối với Nga và xem như là kênh giao tiếp duy nhất với Moscow trong khi các siêu cường khác tỏ ít nhiều bức xúc với các vấn đề sáp nhập Crimea và vụ việc đầu độc cựu điệp viên Nga Skripal.

Tuy nhiên, có một số cuộc gặp gỡ giữa Moscow cùng với châu Âu và Mỹ chỉ bởi vì cần sự hợp tác với Moscow trong một vài lĩnh vực cần thiết. Chẳng hạn như vấn đề Syria, Nga là chìa khóa cho đàm phán với chính quyền Tổng thống Assad với tầm nhìn tái kiến thiết Syria hậu chiến tranh và thiết lập lại ổn định khu vực. Dòng tị nạn đổ về châu Âu khiến cho Thủ tướng Merkel ít nhiều căng thẳng. Tổng thống Putin đã có các trao đổi với Thủ tướng Merkel về việc mở cửa thúc đẩy hợp tác, ít nhất là trong bối cảnh cần có sự viện trợ của châu Âu cho quá trình tái thiết nước này.

Thêm vào đó, Moscow cũng có quan hệ chiến lược với Iran kể từ sau khi Tổng thống Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015. Tehran nhìn sang Moscow thúc đẩy quan hệ hai bên. Nga cũng là thành viên trong hiệp ước hạt nhân Iran và tiếp tục với các thành viên còn lại muốn níu kéo hiệp ước này sau khi Washington ra khỏi “cuộc chơi”.

Từ căng thẳng khủng hoảng Ukraine, Đức liên tục dẫn đầu cho quá trình đàm phán mang lại hòa bình cho Đông Ukraine và điều này vẫn đang tiếp diễn. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng, Đức sẽ gặp một số rủi ro trong quan hệ với Nga. Còn về phía Moscow luôn mong muốn có thể thoát khỏi các trừng phạt càng nhanh càng tốt.

Giới chuyên gia nhận định, Berlin không thể giúp Nga nới lỏng trừng phạt chỉ khi nào Nga rút khỏi Crimea. Tuy nhiên tiếng nói từ Đức đang ở mức độ cao nhất ủng hộ nới lỏng trừng phạt cho Kremlin bởi bản thân các trừng phạt từ Mỹ cũng gây thiệt hại cho các công ty Đức và châu Âu.

Bối cảnh hiện tại, đây có thể là cơ hội cho Đức và Nga hợp tác chặt chẽ hơn. Hiện tại, không chỉ là vấn đề không thể phỏng đoán phản ứng của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump với các bất ổn địa chính trị mà cả ông Putin và bà Merkel đều đang phải đối mặt với các căng thẳng nội bộ với các vấn đề chưa thể giải quyết. Điều này cũng tạo cơ hội cho Nga và Đức cởi mở hơn để thỏa hiệp, các cuộc họp song phương và đưa ra kế hoạch phù hợp.

Theo giới chuyên gia, điều này hoàn toàn hoan nghênh miễn là không có bất kỳ vi phạm tiêu chuẩn quốc tế nào và ảnh hưởng đến các quốc gia khác trong bối cảnh lo lắng mắc kẹt giữa các siêu cường./.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/dat-cuoc-voi-duc-nga-can-nao-go-nut-that-voi-phuong-tay-359406.html