Đập tường sửa nhà, người đàn ông phát hiện cảnh tượng khó tin ẩn sâu dưới lòng đất

Cả một thành phố 18 tầng với sức chứa lên tới 20.000 người dần hiện ra khiến người đàn ông ngỡ ngàng, đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác.

Theo Daily Mail, vào năm 1963, một người đàn ông sống tại vùng Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ trong quá trình cải tạo căn nhà cũ đã bất ngờ phát hiện một “kỳ quan” nằm dưới lòng đất. Cụ thể, sau khi dùng búa đánh sập một bức tường trong tầng hầm căn nhà một cách dễ dàng, người đàn ông này bỗng nhìn thấy một đường hầm.

Tò mò không biết đường hầm này dẫn tới đâu, người đàn ông “cất bước”, men theo con đường, ông đi tới một căn phòng có cấu trúc kỳ lạ. Từ căn phòng mới phát hiện, tiếp tục lần theo đường hầm, người đàn ông chợt nhận ra đây là một thành phố cổ đại, trông khác nào mê cung được “ẩn giấu” sâu dưới lòng đất.

Thành phố Derinyuku có thể đã được sử dụng như hầm trú ẩn lớn với nhiều lối đi thông với nhau.

Thành phố Derinyuku có thể đã được sử dụng như hầm trú ẩn lớn với nhiều lối đi thông với nhau.

Quá bất ngờ trước phát hiện của mình, ông nhanh chóng báo tin cho các nhà chức trách, nhà khoa học và khảo cổ học tới tìm hiểu. Thành phố ngầm này sau đó được đặt tên là Derinkuyu, gồm 18 tầng nằm chìm hẳn dưới lòng đất. Những bức ảnh chụp lại thành phố này cho thấy nơi đây đủ không gian cho 20.000 người sinh sống, thậm chí các hoạt động như trồng trọt, chăn nuôi cũng diễn ra ngay bên trong thành phố cổ.

Một căn phòng tại thành phố Derinyuku.

Những đường hầm và cầu thang nối các tầng, các căn phòng lại với nhau.

Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia nhận định thành phố này được xây dựng từ thoeif Byzantine vào khoảng năm 780 – 1180 sau công nguyên. Derinkuyu có đủ cả phòng bếp, chuồng ngựa, nhà thời, lăng mộ, giếng, phòng sinh hoạt chung và trường học. Hệ thống các các phòng và khu vực này có khả năng đã được sử dụng như hầm trú ẩn tránh chiến tranh và thiên tai.

Các chuyên gia cũng phát hiện ra các nhà thờ trông giống như hang động khắc chữ Hy Lap. Derinkuyu còn có khoảng 600 lối ra vào cùng những cành cửa nặng được làm bằng đá, có bánh xe và có thể đóng từ phía trong để ngăn người lạ xâm nhập. Mỗi tầng đều có lối tắt để trốn mỗi khi gặp nguy hiểm và có thể khóa lại, không cho người ngoài đi vào.

Thành phố Derinyuku tới thời điểm hiện tại mới chỉ được khai thác một nửa nhưng đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn du khách đến với Cappadochia.

Đinh Kim (Theo Daily Mail)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/dap-tuong-sua-nha-nguoi-dan-ong-phat-hien-canh-tuong-kho-tin-an-sau-duoi-long-dat-a350433.html