DAP Đình Vũ 'hợp' đất Tây Nguyên

Với diện tích canh tác trên 5,6 triệu ha, đất canh tác ở khu vực Tây Nguyên chủ yếu là đất đỏ bazan, độ dốc lớn (8 - 25 độ). Do quá trình phong hóa đá bazan nên đất có đặc điểm độ xốp cao, cấu trúc tốt nên dễ thấm nước, tích sét, nghèo bazơ do bị rửa trôi hoặc rất chua.

Phân DAP Đình Vũ giúp tăng năng suất chất lượng cây trồng ở Tây Nguyên

Vì vậy, trên các loại đất canh tác ở Tây Nguyên, để bón phân đạt hiệu quả cao, cần phải căn cứ theo độ phì nhiêu, trong đó nổi bật là tính chất lý, hóa học đất, có liên quan rất nhiều đến cách sử dụng phân bón với từng loại đất, đặc biệt lưu ý lựa chọn loại phân thích hợp, tan chậm ít bị rửa trôi. Sử dụng phân bón phức hợp DAP Đình Vũ là một trong những giải pháp kỹ thuật đơn giản giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.

Trong các vùng đất xấu, bao gồm các loại đất đã bị chua nhiều tại Tây Nguyên, hàm lượng canxi, manhe và các nguyên tố dinh dưỡng khác ở mức nghèo chiếm tỷ lệ lớn. Các loại đất này thường là đất phù sa cổ, đất đỏ lợt màu trên bazan, đất xám bạc màu…

Là vùng chuyên canh của nhiều loại cây trồng quan trọng như cao su, cà phê, tiêu, điều… cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô (bắp), đậu lạc, rau màu, trong một thời gian dài, phần lớn đất trồng tại Tây Nguyên đã bị khai thác trở nên nghèo kiệt do chế độ bón phân thiếu cân đối, tình hình ngộ độc đất như ngộ độc lưu huỳnh (S) ngày một nặng dẫn tới mất cân đối dinh dưỡng trầm trọng.

Phân bón DAP Đình Vũ có nhiều điểm ưu việt như, hàm lượng lân hữu hiệu (P2O5 dễ tiêu) cao, đạt 45%, đạm hữu hiệu (nitơ) 16% và các chất dinh dưỡng trung, vi lượng khác chứa trong lân cung cấp tương đối các chất dinh dưỡng cho cây trồng, chỉ cần bổ sung thêm lượng kali là cân đối, đầy đủ. Đặc biệt, bón 1kg DAP Đình Vũ tương đương bón 2,8 kg super lân + 0,34 kg đạm urê nên tiết kiệm được nhiều chi phí nhân công, vận chuyển.

Theo PGS. TS Hoàng Toàn Thắng (Viện Khoa học sự sống, ĐH Thái Nguyên), sản phẩm phân bón phức hợp DAP Đình Vũ của Công ty CP DAP VINACHEM (Hải Phòng) được sản xuất với công nghệ hiện đại, toàn bộ bã thạch cao (CaSO4, 2H2O) có đặc tính làm chai cứng đất ở các sản phẩm phân lân thông thường và các loại hợp chất khó tiêu khác trong quặng apatite đã bị loại bỏ trong quá trình chế biến nên giúp đất tơi xốp hơn.

Để đáp ứng cho nhu cầu bón phân khoa học, trong nhiều năm qua, Công ty CP DAP - VINACHEM đã phối hợp với các viện, trường, trung tâm khoa học nghiên cứu đặc điểm đất đai thổ nhưỡng và sinh lý của cây trồng tại Tây Nguyên và đề ra các công thức sản xuất và cung cấp ra thị trường các loại phân bón khác nhau, phù hợp từng đồng đất, từng thời kỳ sinh trưởng của các loại cây trồng.

Phân bón DAP Đình Vũ mang ưu điểm là tính kiềm không độc hại, rất giàu chất trung, vi lượng quan trọng mà không có ở các loại phân bón khác, phân tan hiệu quả trong môi trường axit yếu do rễ cây tiết ra nên khi bón xuống đất không bị rửa trôi do mưa nắng, cung cấp đồng thời các loại dinh dưỡng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ. Nếu cây sử dụng không hết các chất vẫn được giữ lại trong đất cung cấp cho vụ sau.

DAP Đình Vũ sử dụng tốt cho hầu hết các loại cây trồng tại Tây Nguyên, đặc biệt là cây công nghiệp, gồm cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, bơ, chanh leo, các loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, các loại rau, các loại cây ăn quả… Sử dụng DAP Đình Vũ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng lân của cây trồng, cây trồng ra rễ khỏe, tăng sinh trưởng phát triển, giảm chi phí phân bón, tăng hiệu quả kinh tế.

Đặc biệt, các loại phân bón của DAP Đình Vũ rất thích hợp, không thể thiếu cho những vùng đất đồi dốc Tây Nguyên, khi sử dụng có tác dụng cải tạo bồi bổ đất, thực sự mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với các loại phân lân khác.

Kết quả quá trình sử dụng phân DAP Đình Vũ tại Tây Nguyên được bà con nông dân và các cơ quan chuyên ngành nông nghiệp đánh giá, cây trồng không những mang lại năng suất cao, chất lượng tốt mà còn tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ ngã và sự khắc nghiệt của thời tiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt.

ĐĂNG QUÂN

Nguồn Nông Nghiệp: https://nongnghiep.vn/dap-dinh-vu-hop-dat-tay-nguyen-post229663.html