Đáp án đề thi môn Văn thi THPT Quốc gia 2019 chi tiết nhất

Đáp án đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia 2019 chi tiết nhất. Gợi ý đáp án đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia 2019 của bộ GD&ĐT chi tiết nhất được cập nhật nhanh và chuẩn nhất trên báo điện tử Người Đưa Tin. Mời Quý vị đón xem.

Báo Người Đưa Tin giới thiệu gợi ý Đáp án đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia 2019 chi tiết nhất:

Sáng 25/6, các thí sinh đã hoàn thành bài thi "mở màn" trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, với môn Ngữ văn. Buổi chiều, các thí sinh sẽ tiếp tục "cân não" trong phòng thi với môn thi thứ hai, môn Toán.

Môn Ngữ văn với thời gian làm bài là 120 phút, được tổ chức từ 7h30, với cấu trúc cụ thể: Phần đọc hiểu (3 điểm): phần này bao gồm 1 đoạn văn cùng với 4 câu hỏi nhỏ liên quan đến đoạn văn này. Các câu hỏi sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ cấp độ nhận biết cho đến vận dụng. Phần làm văn (7 điểm) bao gồm: viết một đoạn văn nghị luận xã hội (2 điểm); viết bài văn nghị luận văn học (5 điểm).

Đề thi chính thức môn Văn thi THPT Quốc gia 2019

Lúc 9h30, các thí sinh đã hoàn thành bài thi môn Văn thi THPT Quốc gia 2019. Tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường được đưa vào đề thi môn Văn, nhiều thí sinh ra về khá sớm và nhận định đề khá dễ.

Thí sinh tại Hà Giang cho biết đã làm khá tốt bài thi Văn

Thí sinh tại Hà Giang cho biết đã làm khá tốt bài thi Văn

Tại điểm trường THPT Phan Bội Châu, Hà Nội, một số thí sinh hoàn thành bài thi và ra về trước từ 9h10 sau khi hết 2/3 thời gian làm bài.

Theo nhận định của các thí sinh, đề Ngữ văn năm nay khá dễ, vì vậy có thể hoàn thành sớm: "Đề thi Nêu cảm nhận của anh chị về hình ảnh sông Hương qua cái nnhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường".

Em Trần Thế Minh Anh (SN 1999), trú huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, thí sinh tự do tại điểm thi trường THPT Phan Đình Phùng cho biết, đề thi Văn vừa sức với bản thân, em sẽ cố gắng làm bài tốt cho những môn thi sau.

Các thí sinh điểm thi trường Phan Đăng Lưu cho biết: "Đề không khó, tuy nhiên một số bạn học "lệch tủ" vì đề thi năm ngoái ra tự luận văn bản, năm nay các bạn nghĩ sẽ thi thơ nên tập trung ôn nhầm".

Trước đó, bộ GD&ĐT đã công bố đề thi minh họa môn Ngữ văn từ tháng 12/2018 để các thí sinh có thể ôn tập thật kỹ lưỡng.

Theo đánh giá của giáo viên dạy Ngữ văn, phần Đọc - hiểu trong đề thi minh họa của bộ GD&ĐT được dẫn một ngữ liệu thuộc lĩnh vực xã hội và có 4 câu hỏi đi kèm theo từng mức độ, từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Ngữ liệu với các câu hỏi trong đề vừa sức với học sinh. Học sinh chỉ cần đọc kỹ câu hỏi và phần ngữ liệu là có thể dễ dàng có câu trả lời. Riêng với câu hỏi số 4, học sinh cần nêu quan điểm cá nhân của mình một cách rõ ràng, đúng chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Phần Làm văn bao gồm có 2 câu hỏi: Một là câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận xã hội với dung lượng 200 chữ (không quá mặt giấy A4). Câu hỏi này chiếm 20% tổng số điểm của phần Làm văn. Vấn đề nghị luận sẽ được rút ra ngay từ ngữ liệu của phần Đọc hiểu. Vấn đề này khá gần gũi và thiết thực với học sinh.

Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ và của các trường đại học, cao đẳng đối với việc chấm bài thi tự luận (môn Ngữ văn) do sở GD&ĐT chủ trì...

Đề thi minh họa môn Ngữ văn của bộ GD&ĐT năm 2019:

Xin mời Quý vị tham khảo phần hướng dẫn làm bài (đề thi minh họa của bộ GD&ĐT năm 2019):

Phần I: Đọc - hiểu:

Câu 1 : Tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc, đó chính là không thể có sự phát triển nếu chúng ta không thay đổi. không phát triển thì không còn là cuộc sống, khiến bạn không tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ không còn ý nghĩa.

Câu 2: Điều ngược lại ở đây chính là sự không phát triển, không dám phát triển, không dám nghĩ dám làm dám tiến bước.

Câu 3: Dẫn ý kiến của Gail Sheehy đó chính là để chỉ ra tác hại của việc con người ta không dám cống hiến cho sự phát triển, tăng sức thuyết phục cho đoạn văn, chỉ ra đâu mới là điều cần có cho mỗi con người tìm đến sự phát triển.

Câu 4 : Không đồng ý bởi, khi chúng ta dám nghĩ dám làm dám thành công, dám sai dám khắc phục ấy mới là phát triển con người và trưởng thành hơn trong cuộc sống (tùy vào cách trả lời của từng người không nhất thiết phải làm thế này hay thế kia).

Phần II: Làm văn:

Câu Nghị luận xã hội:

Giải thích: Chúng ta biết rằng trái đất không ngừng quay và cuộc sống vận động, thời gian trôi qua là quy luật của cuộc sống. Nếu ta không phát triển bản thân thì đó cũng chính là dậm chân tại chỗ hiểu một cách khác đó chính là bước giật lùi. Bởi vậy mà sự phát triển của chúng ta cả về trí tuệ, thể chất, ý chí, ... đều cần phải được rèn luyện và nâng lên từng ngày .

Việc phát triển sẽ có được khi chúng ta dám thay đổi, dám thoát ra khỏi sự an toàn, tìm đến cái mới hơn, để nâng cao chính mình về mọi mặt. Tất nhiên không phải sự thay đổi nào cũng là đúng đắn, không phải sự thay đổi nào cũng ngay lập tức đạt được thành công. Nhưng đó chính là chúng ta đang vận động và vươn lên tìm đến những đỉnh cao. Nếu chúng ta không có Thomas Edison với 10.000 lần thất bại khi thí nghiệm, chúng ta sẽ không thể có dây tóc bóng đèn như ngày nay. Và nếu như không có Thạch Lam chúng ta sẽ chẳng bao giờ được biết tới có những tác phẩm văn học không cần cốt truyện kịch tính mà vẫn mang một ma lực rất riêng. Sự thay đổi có hai chiều hướng tích cực và tiêu cực nhưng đừng vì thế mà chúng ta sợ thất bại.

Là người trẻ thì phải dám làm, dám thay đổi, đó mới là cuộc sống có ý nghĩa. Bởi vậy, là một học trò đứng trước kỳ thi tốt nghiệp THPTQG thì điều mà chúng ta phải làm đó là ngoài học hành chăm chỉ, còn không ngừng thay đổi, dám thử sức trên nhiều lĩnh vực, để tìm ra ước mơ, đam mê của mình và hiện thực hóa những điều đó.

Câu Nghị luận văn học:

Nhắc đến tên tuổi của Kim Lân là ta nhớ đến ông được mệnh danh là con đẻ của đồng ruộng. Nhà văn cả đời di về với đất với người với người nông dân thuần hậu chất phác. Ông là bậc thầy về xây dựng tình huống truyện đặc sắc, là nhà nhà văn có ngòi bút mô tả tâm lý tâm trạng nhân vật, một trái tim nhân hậu. toàn bộ vẻ đẹp ấy được kết tinh lại ở tác phẩm Vợ nhặt mà tiền thân của nó là truyện xóm ngụ cư in trong tập con chó xấu xí, viết về người nông dân trong thảm cảnh nạn đói.

Nói như Pautopxki: Chi tiết nghệ thuật làm nên bụi vàng của tác phẩm. Là giọt sương có thể đem đến cả đại dương mênh mông, là hạt cát có thể đem đến cả một sa mạc rộng lớn. Dù chỉ đơn thuần là nói về cách ăn uống của cô Vợ Nhặt ở hai thời điểm trước và sau khi về làm dâu nhà bà cụ Tứ mà ta thấy rõ được nghệ thuật xây dựng chi tiết của tác phẩm.

Đặt vấn đề: Chúng ta biết rằng tác phẩm này có nhan đề là Vợ nhặt, vợ là việc dựng vợ gả chồng, trăm năm hạnh phúc vậy mà trong tác phẩm này cô gái chỉ được lấy về bằng bốn bát đúc, chỉ bằng đồ ăn. Nhưng ẩn chứa bên trong con người Vợ nhặt nhà văn gửi gắm điều gì qua thái độ của cô trước và sau khi về làm dâu nhà bà cụ Tứ.

Cô là một nhân vật không tên: nhân vật điển hình trong văn chương, là đại diện cho con người Việt Nam trong thảm cảnh nạn đói 1945. là những người nông dân bị cái chết truy đuổi, vì miếng ăn mà bản thân không còn giữ nổi cái sĩ diện của mình: "thế là Thị ngồi sà xuống ăn thật, ăn một chặp bốn bát báng đúc, chẳng chuyện trò gì" điều ta quan tâm ở đây cái đói không chỉ gặm nhấm vào trong cơ thể ngoại hình của người con gái này còn gặm nhấm cả vào trong tâm hồn cô. Thảm cảnh nạn đói đã làm cho cô trở thành một đứa con gái chỏng lỏn, cong cớn, đanh đá, chua chát ... làm mọi thứ chỉ vì miếng ăn.

Thế nhưng điều ta quan tâm hơn cả trong tác phẩm này là kể từ khi về nhà của bà cụ Tứ, làm vợ anh cu Tràng. bằng hơi ấm của tình người, sự sống đang chiến thắng cái chết, đám cưới chiến thắng đám ma, điều này được thể hiện ở hình ảnh: "Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, điềm nhiên và vào miệng" không hề chỏng lỏn chao chát, cô gái đã sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những ngày tháng khó khăn nhất. Cô chấp nhận gia đình này, mặc dù gia đình này không hề rích bố cu như Tràng nói. Hóa ra cái sự đanh đá chao chát kia là do cái đói, bản chất con người này là tốt đẹp ấy chính là giá trị nhân văn mà Kim Lân gửi gắm.

Đúng là Kim Lân viết về cái đói mà không đói, viết về cái chết mà sự sống vẫn nổi loạn vẫn thăng hoa. Mặc dù chúng ta chưa từng sống trong cảnh đói khủng khiếp năm 1945, chưa từng phải qua những ngày tháng ăn bữa nay, lo bữa mai. Nhưng đọc tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân ta thấy được sự thấu hiểu và cảm thông của nhà văn với số phận con người Việt Nam trong những năm nạn đói. Chỉ vỏn vẹn thông qua hai câu, hai chi tiết nhỏ về hành động của vợ nhặt, Kim Lân đã vẽ ra một cảnh vui giữa chốn địa ngục trần gian, một đám cưới ở giữa ngổn ngang những đám ma.

Nhóm PV

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/dap-an-de-thi-mon-van-thi-thpt-quoc-gia-2019-chi-tiet-nhat-a438831.html