Đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS

Người học sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp có thể tham gia ngay vào thị trường lao động, hoặc tiếp tục học liên thông ngay để nhận bằng cao đẳng cùng ngành, nghề đào tạo.

Theo TS Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Chỉ thị số 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 24), Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội: “Đề xuất thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở” (mô hình 9+) đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc. 9+ là mô hình đào tạo trình độ cao đẳng liên thông từ trung cấp dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS).

Theo đó, người học sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp có thể tham gia ngay vào thị trường lao động, hoặc tiếp tục học liên thông ngay để nhận bằng cao đẳng cùng ngành, nghề đào tạo. Chương trình được thiết kế tổng thể bảo đảm người học khi chuyển từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng không phải học lại những nội dung đã học.

Chương trình được thiết kế tổng thể bảo đảm người học khi chuyển từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng không phải học lại những nội dung đã học.

Chương trình được thiết kế tổng thể bảo đảm người học khi chuyển từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng không phải học lại những nội dung đã học.

Trong thời gian học trung cấp, học sinh được học thêm chương trình văn hóa trung học phổ thông (THPT) theo quy định của Bộ GD - ĐT để bảo đảm cho học sinh có đủ điều kiện tiếp tục học liên thông lên trình độ cao đẳng. Thời gian đào tạo được thiết kế bảo đảm phù hợp với quy định của Luật GDNN, các điều kiện bảo đảm chất lượng và giảm tải cho người học.

Thực hiện tốt mô hình 9+ sẽ giúp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau THCS, giảm lãng phí nguồn lực xã hội và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; góp phần tích cực thực hiện đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14-5-2018.

Tổng cục GDNN, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội đã chỉ đạo các trường xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo theo quy định của Luật GDNN. Hiện nay, nhiều trường cao đẳng tuyển học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp, đồng thời giảng dạy thêm chương trình văn hóa THPT để học sinh có thể học liên thông lên trình độ cao đẳng như: CĐ Công nghiệp Huế, CĐ Công nghiệp Phúc Yên, CĐ cơ giới Ninh Bình, CĐ giao thông vận tải TƯ 1, CĐ Cơ điện Hà Nội…

Năm 2021, Tổng cục GDNN sẽ xây dựng Đề án thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Lãnh đạo nhiều trường cao đẳng tại TP. HCM cho rằng, hiện nay, sau khi tốt nghiệp THCS, THPT, học sinh lựa chọn đi học các cơ sở GDNN. Đây là một lựa chọn và hướng đi sự nghiệp hợp lý, nếu các em chấp nhận rằng, “cuộc chơi” của mình không cần tới tấm bằng đại học.

Khi không học đại học, các bạn có thể học tại cơ sở GDNN, rồi sau đó vừa đi làm, vừa liên thông lên đại học. Với kinh nghiệm của thầy Trần Thanh Hải, chính những học sinh học liên thông, vừa học vừa đi làm sẽ học rất tốt ở những lớp của trường. Đây là hướng đi hoàn toàn phù hợp các quy định của pháp luật, được Quốc hội khuyến khích, bởi quá trình học tập của mỗi người là học tập suốt đời.

Quế Sơn

Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/svvn-giao-duc/dao-tao-trinh-do-cao-dang-cho-hoc-sinh-tot-nghiep-thcs-1740356.tpo