Trong dòng chảy lịch sử của Trung Quốc, triều đại nhà Hán được coi là thời kỳ đỉnh cao, kéo dài suốt 4 thế kỷ với 25 đời vua. Điều này đồng nghĩa với việc những ngôi mộ của các vua quan nhà Hán trở thành mục tiêu hấp dẫn cho những tên trộm mộ, vì chắc chắn rằng tài sản chôn theo sẽ phong phú. (Ảnh:Sohu)
Năm 1991, tại một lò gạch cũ dưới chân núi Hải Sơn ở Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, các công nhân đã tình cờ phát hiện một lượng lớn đồ đồng trong khi đào đất. Họ nhanh chóng xô xát để giành giật những cổ vật và tìm cách giấu diếm.(Ảnh:Sohu)
Tuy nhiên, thông tin đã đến tai chính quyền, và một đội ngũ khảo cổ cùng cảnh sát đã có mặt tại hiện trường ngay lập tức.(Ảnh:Sohu)
Sau khi thu hồi các di vật bị chiếm đoạt, nhóm chuyên gia đã phát hiện một gò đất cao 30 mét, hoàn toàn "trọc", bên cạnh lò gạch. Giữa khung cảnh hoang dã, họ quyết định đào sâu xuống. Đúng như dự đoán, dưới 5 mét, họ tìm thấy một lớp bùn nhão màu xanh, thường dùng để phong ấn các ngôi mộ cổ.(Ảnh: Kknews)
Khi sử dụng máy móc hiện đại để khai quật, họ phát hiện một khu mộ lớn với kiến trúc hình chữ Trung (中), rất được ưa chuộng bởi giới hoàng tộc nhà Hán. Tổng cộng, hơn 7.000 di vật văn hóa đã được thu thập, chủ yếu có nguồn gốc từ thời nhà Hán. Để bảo vệ khu vực này và thuận lợi cho công tác nghiên cứu, các chuyên gia đã đề nghị phong tỏa địa điểm khảo cổ vĩnh viễn.(Ảnh: DNVN)
Theo các thông tin ban đầu, chủ nhân của ngôi mộ là Lưu Thuấn, con trai của Hán Cảnh Đế và em trai của Hán Vũ Đế. (Ảnh: DNVN)
Lưu Thuấn nổi tiếng với tính cách kiêu ngạo và đam mê phú quý, được giao quản lý một vùng đất phì nhiêu (nay là Thạch Gia Trang). Khi qua đời, ông được chôn cất với nhiều đồ tùy táng quý giá.(Ảnh: DNVN)
Khu mộ của ông tọa lạc ở vị trí đắc địa, có tầm nhìn rộng rãi. May mắn thay, hầu hết các di vật trong mộ vẫn còn nguyên vẹn, giúp Trung Quốc bảo tồn được một phần di sản lịch sử hàng ngàn năm.(Ảnh: Sở hữu trí tuệ)
Mời quý độc giả xem thêm video: Giật mình cảnh tượng bên trong ngôi mộ cổ 1.400 tuổi.
Thiên Trang (TH)